Thứ Sáu, 14/02/2020 15:45

Nhịp đập Thị trường 14/02: Phiên chiều không khác gì phiên sáng

VN-Index kết phiên giảm 0.08%, đạt mức 937.45 điểm; chỉ số HNX-Index tăng 1.55 điểm và đạt mức 109.74 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng nhẹ về bên bán với 258 mã tăng và 282 mã giảm.

Bức tranh phiên chiều như bản sao của phiên sáng khi thị trường liên tục giằng co rung lắc dưới ảnh hưởng từ các hoạt động đảo trụ do lực cung và cầu “đấu đá” nhau. Lực cung có phần chiếm ưu thế tại sàn HOSE khi VN-Index kết phiên trong sắc đỏ, và tình trạng ngược lại diễn ra tại sàn HNX khi HNX-Index bứt phá gần 2 điểm.

Rổ VN30 kết phiên với 12 mã tăng, 15 mã giảm và 3 mã đứng giá. TCB là mã có biểu hiện tốt nhất tại rổ khi duy trì vị trí dẫn đầu rổ xuyên suốt trong phiên và đóng cửa tiến hơn 3%, theo sau là VPB, VHM, MBB. Ở chiều ngược lại, VICROS tạo bất ngờ khi mở rộng sắc đỏ với VIC mất 2%, còn ROS nằm cận sàn. Cả hai đều bị khối ngoại xả hàng mạnh.

Nếu xét về mức độ ảnh hưởng tới chỉ số thì VHM là mã có ảnh hưởng tích cực nhất tới VN-Index, trong khi đối trọng với mã là người anh em VIC khi khiến VN-Index mất hơn 1.5 điểm. Ở sàn HNX, ACB lừng lững với sắc xanh 3.5% và đóng góp hơn 2 điểm vào HNX-Index.

HSG, VGS là hai điểm sáng tại nhóm thép với sắc xanh hơn 2% và thanh khoản tốt, đặc biệt là VGS khi dòng tiền bắt đầu tham gia vào mã trong 5 phiên gần đây. Theo góc nhìn kỹ thuật thì HSG đã cho tín hiệu mua trở lại và khả năng cao sẽ tiến đến test là vùng quanh mốc 8,200 đồng 1 lần nữa.

DPG là điểm nhấn duy nhất tại nhóm xây dựng khi bứt phá 4% và đạt khối lượng vượt trung bình 20 phiên. Kể từ khi rơi về đáy cũ tháng 07/2018 tại vùng 22,400-23,400, mã đã hồi lại hơn 30%, song theo góc nhìn kỹ thuật thì mã vẫn trong xu hướng giảm và nhiều khả năng sẽ có điều chỉnh trở lại tại vùng 30,000-32,000 đồng.

Hầu như không có nhóm ngành nào tích cực trong phiên hôm nay mà chủ yếu là phân hóa hay tệ hơn là bị sắc đỏ xâm chiếm. Song vài điểm ấn tượng riêng biệt ở từng nhóm vẫn được tìm thấy như GVR ở nhóm cao su; STK, FTM ở nhóm dệt may; TVB, HCM ở nhóm chứng khoán;…

Khối ngoại bán ròng gần 41 tỷ đồng trên sàn HOSE và mua ròng gần 4 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực bán ròng tập trung ở các cổ phiếu VIC, VJC, HPG, PVD trên sàn HOSE. VCS, TIG, TNG là các cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất trên sàn HNX.

14h00: Dần dần lao dốc

Một đợt “xả hàng” đã khiến các chỉ số thị trường dần lao dốc kể từ đầu phiên chiều, song mức độ giảm không quá lớn.

Chưa rõ vì lý do gì mà các mã ngành mía đường đã thay nhau bứt phá trong những phiên vừa qua với SBT là người khơi mào, theo sau là QNS, SLS và hiện tại là LSS khi SBT, QNS có dấu hiệu giảm nhiệt.

Rổ VN30 đỏ lửa trở lại với 17 mã giảm, 9 mã tăng và 4 mã đứng giá, trong đó có tới 7 mã mất hơn 1% và 6 mã tiến hơn 1%. TCB, STB, MBB vẫn giữ vị trí dẫn đầu song sắc xanh đã có phần thu hẹp, theo sau là bộ đôi Vingroup VREVHM. Ở chiều ngược lại, ROS, CTG, HDB, NVL là những mã giảm gần 2% và bị khối ngoại bán ròng mạnh.

Phiên hôm nay, VPB tiếp tục được khối ngoại sang tay 16.3 triệu cp, có vẻ thông qua thỏa thuận. Giá cổ phiếu này vẫn đang tăng 1.5%.

Sắc đỏ lớn dần trên hàng loạt các nhóm ngành thị trường như chứng khoán, dệt may, thủy sản, bất động sản dân dụng và khu công nghiệp khiến tình hình có phần tiêu cực hơn. Song đa phần biên độ giảm ở các nhóm không lớn, chủ yếu nằm dưới 2%.

Sắc xanh có phần chiếm ưu thế tại nhóm ngân hàng với 11 mã giảm và chỉ 7 mã tăng, đồng thời tất cả mã tăng đều vượt mức 1%, trong đó ấn tượng có KLB, TPB, LPB, ACBTCB. Ở diễn biến ngược lại, nhóm chỉ có 4 mã mất 1% là BAB, HDB, CTGNVB.

Phiên sáng: ROS đảo chiều liên tục, bộ đôi VHM, VRE tạo điểm nhấn cho thị trường

VN-Index kết phiên sáng tăng 0.22%, đạt mức 940.29 điểm; chỉ số HNX-Index tăng 1.5 điểm và đạt mức 109.69 điểm. Độ rộng thị trường cuối phiên nghiêng nhẹ về bên bán với 258 mã tăng và 282 mã giảm.

Diễn biến VN-Index phiên sáng không mấy sôi nổi khi chỉ dao động quanh tham chiếu dưới tác động qua lại từ các trụ thị trường. VHM, TCB, GAS là những mã ảnh hưởng tích cực nhất tới chỉ số và đối trọng là VIC, SAB, BID. Trong khi đó, tình hình chỉ số sàn HNX có phần khởi sắc hơn khi bứt phá gần 2 điểm nhờ vào công lớn ở ACB. Mã này bứt phá từ đầu phiên song đang bị “chốt lời” ở vùng quanh mốc 26,500 đồng (đỉnh cũ tháng 08, 09/2018).

Rổ VN30 phân hóa với 16 mã tăng, 13 mã giảm và 1 mã đứng giá, trong đó bộ đôi nhóm ngân hàng là TCB, VPB cùng với bộ đôi họ Vingroup là VHM, VRE dẫn đầu rổ với sắc xanh hơn 1%, theo sau là MBB, CTDGAS. Ở chiều ngược lại, CTG, NVL là những gương mặt lùi hơn 1% và bị khối ngoại bán ròng.

Nhóm chứng khoán cũng có phần nhấp nhô theo thị trường khi phân hóa với số mã tăng, giảm khá cân bằng. SHS, VND, MBS, APG đều mất hơn 1%, trong khi BSI, TVB, FTS tăng tiến hơn 3%.

Các nhóm hồi phục mạnh mẽ ở những phiên trước như thủy sản, dệt may, bất động sản khu công nghiệp và dân dụng đều đã điều chỉnh trở lại trong phiên sáng nay, nhiều khả năng cũng đến từ áp lực chốt lời. Song vài điểm sáng ở nhóm vẫn được tìm thấy, điển hình như STK ở nhóm dệt may, TS4 ở nhóm thủy sản, D2D, DXG, LDG ở nhóm bất động sản khu công nghiệp và dân dụng.

GAB đã dừng đà tăng kịch trần khi đã bị thu hẹp sắc xanh còn 1.4%, trong khi các mã khác họ FLC cũng dao động quanh tham chiếu là HAI, FLC, ROS. AMD là điểm nhấn chính với sắc tím của mình. Mã ROS cũng tạo bất ngờ khi chạy không ngừng nghỉ giữa mức sàn và trần.

Khối ngoại bán ròng hơn 15 tỷ đồng trên sàn HOSE và mua ròng gần 1 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực bán ròng tập trung ở các cổ phiếu VIC, VJC, HPG trên sàn HOSE. TIG, TNG là các cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất trên sàn HNX.

10h30: Giằng co trở lại

Các chỉ số thị trường rung lắc nhịp nhàng khi chạm phải các kháng cự trong quá khứ, song HNX-Index có phần tươi sáng hơn khi tăng hơn 1 điểm.

Rổ VN30 phân hóa với 15 mã tăng, 13 mã giảm và 5 mã đứng giá, trong đó ROS dẫn đầu khi hiện sắc tím, theo sau là TCB, MBB ở mức hơn 2%. SBT đã mất sắc tím và chỉ tăng hơn 1% khi đã chạm lại kháng cự mạnh là đỉnh cũ tháng 10/2017. Dự kiến nhịp giằng co sẽ trở lại với cổ phiếu trong thời gian tới. Ở chiều ngược lại, MWGNVL dẫn đầu với sắc đỏ hơn 1%.

Nhóm ngân hàng xanh ngắt với chỉ 4 mã lùi dưới tham chiếu là CTG, BID, BABEIB, trong khi có tới 8 mã nhảy hơn 1% và nổi trội nhất là KLB ở mức cận trần nhờ vào 10 lô được khớp, theo sau là ACB ở mức gần 4%.

Sự hào hứng ở nhóm thủy sản, dệt may nhờ vào việc hiệp định EVFTA được thông qua đã lụi dần trong phiên sáng nay khi cả hai đều phân hóa và không có mã nào tạo dấu ấn nổi bật. Cụ thể như ở nhóm thủy sản, MPC, FMC, ACL nhích nhẹ trên tham chiếu và đối trọng là VHC, ANV, IDI; còn ở nhóm dệt may, TNG, FTM “dậm chân tại chỗ”, VGG, GIL tăng nhẹ dưới 1%.

Hai anh em TVBTVC tiếp tục gây ấn tượng khi tiếp tục tăng trưởng và đạt thanh khoản tốt, cụ thể là TVC trần (dư mua hơn 70 ngàn đơn vị) và TVC tiến gần 3%. Theo góc nhìn kỹ thuật thì việc tham gia vào cả hai đều khá rủi ro khi đã tiến đến kiểm định kháng cự cũ trong quá khứ.

Diễn biến HNX-Index đầy khởi sắc nhờ vào lực đẩy từ ACB bởi một mình mã đã góp hơn 2 điểm vào chỉ số. Mã này hiện bứt hơn 3% và đang kiểm định lại đỉnh cũ tháng 08, 09/2018.

Mở cửa: Rung lắc nhẹ đầu phiên

Sau phiên ATO, 2 chỉ số VN-IndexHNX-Index thể hiện 1 bộ mặt tích cực khi mà VN-Index khoác sắc xanh còn HNX-Index tăng hơn 1%. Nhưng lực bán xuất hiện lại khiến chỉ số rung lắc quanh tham chiếu.

Độ rộng thị trường tính tới 9h30 đang nghiêng về bên mua với 158 mã tăng và 128 mã giảm điểm. Số mã tăng, giảm trong rổ VN30 đang nghiêng về sắc đỏ khi cả rổ có 10 mã tăng, 15 mã giảm và 5 mã đứng giá.

Bộ ba ngân hàng là TCB, VPBMBB cùng với SAB là những mã có tác động tích cực và mang lại sắc xanh cho thị trường. Ở chiều ngược lại, MWC, NVLVIC hiện là những mã xuất hiện sắc đỏ và kìm hãm đà tăng mạnh của chỉ số.

Sau phiên ATO, sắc xanh đang chiếm ưu thế trong trong nhóm ngân hàng. Cụ thể, VIB, ACB, TCB bứt phá và đang dao động quanh mức tăng 3%, theo sau đó là VPB với việc bật tăng hơn 2%. Ở phía sắc đỏ, EIB lùi nhẹ dưới mốc tham chiếu.

Sự phân hóa đang diễn ra ở các cổ phiếu nhóm bất động sản dân dụng. HDG, HARNLG đều xuất hiện sắc xanh nhưng chỉ nhích nhẹ trên mốc tham chiếu. Ở phía ngược lại, bộ ba nhà Vingroup VHM, VREVIC đồng loạt lùi nhẹ dưới tham chiếu.

Bất chấp thông tin giá dầu tăng khi khả năng cắt giảm sản lượng của OPEC+, diễn biến của nhóm dầu không mấy khởi sắc. Về phía sắc xanh, BSR là điểm nhấn của nhóm này khi bật tăng hơn 1%. Ở phía bên kia chiến tuyến, POWGAS giảm nhẹ và quanh mốc 0.5%. Các cổ phiếu còn lại đều trong tình trạng đứng giá.

Tài chính khác là ngành tăng mạnh nhất thị trường ở mức 2.86%. Ngược lại, bán lẻ hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường ở mức 0.77%.

Lý Hỏa

FILI

Các tin tức khác

>   Thị trường chứng quyền 14/02/2020: Các tín hiệu trái chiều xuất hiện (13/02/2020)

>   Chứng khoán phái sinh 14/02/2020: Long nếu VN30-Index vượt được mốc 865 điểm (13/02/2020)

>   Vietstock Daily 14/02: Tốt xấu đan xen (13/02/2020)

>   Nhịp đập Thị trường 13/02: Cá tra nổi sóng, ngân hàng hồi giá giúp VN-Index quay lại 'mặt đất' (13/02/2020)

>   Chứng khoán phái sinh 13/02/2020: Khả năng điều chỉnh trở lại gia tăng (12/02/2020)

>   Thị trường chứng quyền 13/02/2020: Tâm lý lạc quan đang dần lan tỏa (12/02/2020)

>   Vietstock Daily 13/02: Tiếp tục tăng điểm? (12/02/2020)

>   Nhịp đập Thị trường 12/02: Tiếp tục đảo chiều khi tiến gần vùng 945 - 950 điểm (12/02/2020)

>   Thị trường chứng quyền 12/02/2020: Tâm lý nhà đầu tư đang dần ổn định (11/02/2020)

>   Vietstock Daily 12/02: Tiếp tục quan sát (11/02/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật