Thứ Hai, 03/02/2020 13:00

Mua cổ phiếu nào chào tháng 2?

Các CTCK khuyến nghị mua PPC nhờ chi phí nguyên vật liệu giảm giúp gia tăng lợi nhuận, cổ tức duy trì ở mức cao, mua PVS nhờ vào lợi nhuận ròng cốt lõi phù hợp với kỳ vọng, mua MSN do M&A giúp mở rộng mảng tiêu dùng.

Mua PPC với giá mục tiêu 29,700 đồng/cp

Theo CTCK Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank Securities), lợi nhuận trước thuế của CTCP Nhiệt điện Phả Lại (HOSE: PPC) năm 2019 ước tính đạt 1,317 tỷ đồng trước thuế. Lợi nhuận từ sản xuất điện tiếp tục ổn định, khoản đầu tư từ công ty liên doanh liên kết (LDLK) mang lại tăng trưởng cho các năm tới, dự báo cổ tức tối thiếu 20%/tiền mặt cho các năm tiếp theo.

Về mảng sản xuất điện: dây chuyền sản xuất của PPC đã gần hết khấu hao. Giá trị tài sản cố định còn lại khoảng 277 tỷ đồng, phát sinh chi phí khấu hao mỗi năm khoảng 39-40 tỷ đồng. Chi phí sửa chữa lớn phát sinh khoảng gần 400 tỷ đồng/năm. Công ty cũng đã lập quy hoạch dự án PPC 3 – 660 MW (sản lượng điện khoảng 4.29 tỷ kwh), dự kiến vận hành thương mại 2026. PPC 3 dự kiến thay thế cho dây chuyền 1 với công nghệ hiện đại hơn giúp bảo vệ môi trường và tăng sản lượng điện sản xuất cho PPC.

Ngoài ra, PPC cũng được hưởng lợi lớn khi chi phí nguyên vật liệu (giá than) thế giới đang giảm mạnh. Hiện ở mức 67 usd/tấn giảm -33.48% so với cùng kỳ. Giá than thế giới được dự báo tiếp tục duy trì ở mức thấp trong thời gian tới do cầu yếu.

Sản lượng điện sản xuất qua các năm
Nguồn: VietinBank Securities

Sản lượng điện sản xuất của PPC năm 2019 khoảng 6.05 tỷ kwh và tăng nhẹ lên mức 6.1 tỷ kwh năm 2020. Theo dự báo của Vietinbank Securities, lợi nhuận của PPC từ sản xuất điện ổn định và tăng trưởng nhẹ từ mức 900 tỷ đồng hiện nay.  Về mảng đầu tư, PPC thực hiện đầu tư vào các nhà máy điện từ nguồn vốn tự có của 02 nhà máy là nhiệt điệt Quảng Ninh (QTP) và nhiệt điện Hải Phòng (HND) đã đi vào hoạt động ổn định. Các năm tới PPC có thể thêm khoảng 155 tỷ đồng đến 224 tỷ đồng từ năm 2020-2022. Đây là động lực tăng trưởng lợi nhuận của PPC các năm tới. 

Theo VietinBank Securities, PPC hưởng lợi do chi phí sản xuất giảm mạnh. Máy móc của PPC đã gần hết khấu hao nên chi phí khấu hao thấp. Chi phí nguyên vật liệu - than (tỷ trọng 85% chi phí sản xuất) đang trong xu hướng giảm mạnh. Giá than thế giới giảm 33% so với cùng kỳ và được dự báo tiếp tục duy trì ở mức thấp do cầu yếu.

Ngoài ra, PPC còn tăng trưởng nhờ hiệu quả từ đầu tư 02 nhà máy điện đã góp vốn đầu tư là QTPHND đi vào ổn định. HND tạo ra lợi nhuận đóng góp vào vào kết quả kinh doanh các năm tiếp theo. Lợi nhuận đóng góp dự báo gia tăng từ 155 tỷ lên 224 tỷ vào năm 2020-2022.

Bên cạnh đó, PPC cũng duy trì chính sách cổ tức cao. VietinBank Securities dự phóng kết quả kinh doanh của PPC các năm tiếp theo ở mức EPS > 3,200 đồng/cp. Đây là cơ sở để Công ty tiếp tục duy trì mức trả cổ tức bằng tiền mặt ở mức cao >=20%/năm.

Mô hình định giá
Nguồn: VietinBank Securities

Bình quân 3 phương pháp trên, VietinBank Securities ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu PPC là 29,700 đồng/cp.

Qua đó, VietinBank Securities đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu PPC trong thời gian 12 tháng.

Xem thêm tại đây

Mua PVS với giá mục tiêu 25,300 đồng/cp

Theo CTCK Bản Việt (VCSC), doanh thu và lãi sau thuế của Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS) trong năm 2019 lần lượt tăng 17.5% và 14.3% so với năm ngoái , đến từ mảng Cơ khí dầu khí (M&C) với dự án Sao Vàng – Đại Nguyệt (SV-ĐN) và lợi nhuận từ khoản hoàn nhập dự phòng bảo hành công trình của mảng M&C 361 tỷ đồng trong quý 4/2019. Doanh thu và lãi sau thuế của PVS lần lượt hoàn thành 105.5% và 102.8% dự báo cả năm và phù hợp với kỳ vọng của VCSC.

Theo VCSC, lãi sau thuế của PVS năm 2019 giảm 30.2% so cùng kỳ năm và thấp hơn 11% so với dự báo của VCSC, chủ yếu do chi phí dự phòng cao hơn dự kiến cho kho dầu nổi (FPSO) Lam Sơn cao hơn dự kiến, đạt khoảng 360 tỷ đồng so với con số ước tính trước đây là 180 tỷ đồng.

Tuy nhiên, VCSC vẫn cho rằng khoản dự phòng cho FPSO Lam Sơn sẽ được hoàn nhập trong năm 2020 khi quá trình thương thảo giá thuê ngày được hoàn tất, được quy định trong điều khoản hợp đồng tạm tính.

Trong khi cho rằng không có thay đổi đáng kể nào cho dự phóng lãi sau thuế năm 2020, VCSC có khả năng điều chỉnh tăng dự báo lãi sau thuế năm 2020 dựa trên khả năng hoàn nhập dự phòng liên quan đến FPSO Lam Sơn cao hơn, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

Bên cạnh đó, VCSC cho rằng diễn biến kinh doanh mảng M&C của PVS phù hợp với kỳ vọng của VCSC. Doanh thu mảng M&C tăng 22.9% so với cùng kỳ năm và hoàn thành 100.7% dự báo cả năm của VCSC. Trong khi đó, biên lợi nhuận gộp mảng M&C giảm 63.7% so cùng kỳ và chỉ chiếm 54.3% dự báo của VCSC, do khoản chi phí dự phòng đảm bảo của mảng M&C đạt 480 tỷ đồng cho dự án SV-ĐN.

Do đó, VCSC sẽ tính đến tác động từ lợi nhuận của khoản hoàn nhập dự phòng đảm bảo của mảng M&C 361 tỷ đồng dự án Biển Đông (đã được ghi nhận trong khoản mục lợi nhuận ngoài hoạt động limh doanh) đến lợi nhuận gộp của mảng này, trong trường hợp này cho thấy diễn biến của mảng M&C vượt nhẹ so với dự báo của VCSC.

Kho nổi FPSO Lam Sơn
Nguồn: PVS

Theo VCSC, thu nhập từ liên doanh FSO/FPSO trong năm 2019 giảm mạnh 40.7% so với năm 2018, chủ yếu do dự phòng cho FPSO Lam Sơn. Theo ước tính của VCSC, khoản chi phí dự phòng này đạt 360 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo điều khoản hợp đồng tạm tính, khoản dự phóng cho FPSO Lam Sơn được lưu ý sẽ hoàn nhập trong năm 2020 khi thương thảo giá thuê ngày được hoàn tất. Vì tổng chi phí dự phòng gấp đôi con số VCSC đã dự báo trước đây là 180 tỷ đồng, VCSC cho rằng có khả năng điều chỉnh tăng khoản hoàn nhập dự phòng cho FPSO Lam Sơn trong năm 2020 và lãi sau thuế của VCSC.

Qua đó, VCSC khuyến nghị mua cổ phiếu PVS với giá mục tiêu 25,300 đồng/cp nhờ vào lợi nhuận ròng cốt lõi phù hợp với kỳ vọng.

Xem thêm tại đây

Mua MSN với giá mục tiêu 71,000 đồng/cp

Theo CTCK Bản Việt (VCSC), thương vụ M&A của CTCP Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) với VinCommerce (VCM) có thể có tác động lớn lên hoạt động kinh doanh của MSN trong dài hạn. Ở mặt tích cực, việc sáp nhập VCM giúp MSN sở hữu hệ thống cửa hàng bán lẻ rộng khắp, thông qua đó phân phối các sản phẩm tiêu dùng của chính công ty. Việc sở hữu kênh bán lẻ này đang dần trở nên quan trọng khi VCSC cho rằng sự vươn lên mạnh mẽ của các chuỗi bán lẻ lớn tại Việt Nam sẽ khiến các công ty FMCG ngày càng phụ thuộc vào các chuỗi bán lẻ này trong việc tiếp cận người tiêu dùng.

Ở chiều ngược lại, MSN sẽ đảm trách một mảng kinh doanh đầy thách thức là VinCommerce mà trong đó MSN chưa có nhiều kinh nghiệm triển khai; đồng thời VinCommerce cũng đã ghi nhận các khoản lỗ lớn trong quá khứ (dựa theo báo cáo kết quả kinh doanh theo bộ phận của Vingroup). Ở thời điểm hiện tại, trên thị trường siêu thị mini (minimart), VCSC có quan điểm lạc quan hơn về chuỗi Bách Hóa Xanh của CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) nhờ năng lực triển khai mạnh mẽ đã được kiểm chứng của MWG.

Theo VSCS, trong các mảng kinh doanh hiện hữu, CTCP Masan MeatLife (UPCoM: MML) được kỳ vọng sẽ là động lực tăng trưởng lớn nhất của MSN trong tương lai. Với chất lượng sản phẩm tốt của thịt MEATDeli cùng khả năng xây dựng thương hiệu và hệ thống phân phối của Masan, VCSC cho rằng MML có thể sẽ trở thành một tên tuổi lớn trên thị trường thịt heo quy mô 10 tỷ USD (theo MSN) của Việt Nam.

VCSC dự phóng doanh thu từ thịt của MML sẽ đạt khoảng 460 triệu USD vào năm 2021, chiếm khoảng 40% tổng doanh thu của MML. Trên cơ sở kết quả tích cực mà MEATDeli đạt được tại Hà Nội kể từ khi được tung ra vào cuối năm 2018 (dựa trên thị phần thịt heo tại 46 siêu thị VinMart tại Hà Nội đạt trên 55%), MML đã tung sản phẩm MEATDeli tại TP. HCM vào tháng 9/2019.

Bên cạnh đó, MSN chuẩn bị gia nhập thị trường Chăm sóc nhà cửa và cá nhân (HPC) thông qua thâu tóm Bột giặt NET. Nếu MSN thâu tóm NET thành công, VCSC cho rằng tăng trưởng doanh thu của NET sẽ cải thiện khi tận dụng hệ thống phân phối sẵn có và khả năng xây dựng thương hiệu của Masan. VSCS dự phóng NET sẽ ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép doanh thu đạt 14% trong giai đoạn 2019-2022 (so với mức 10% trong giai đoạn 2016-2019), sẽ đóng góp khoảng 7% cho doanh thu của Masan Consumer (MSC) trong năm 2022.

Bảng dự phóng mức độ tăng trưởng của MSN qua các năm
Nguồn: VCSC

Qua đó, VSCS khuyến nghị mua MSN với giá mục tiêu 71,700 đồng/cp do M&A giúp mở rộng mảng tiêu đùng. 

Xem thêm tại đây

---

Khuyến nghị mua bán cổ phiếu của các công ty chứng khoán được trích dẫn lại có giá trị như một nguồn thông tin để nhà đầu tư tham khảo cho các quyết định đầu tư. Các khuyến nghị này có thể có những xung đột lợi ích với nhà đầu tư.

Tiên Tiên

FILI

Các tin tức khác

>   Góc nhìn tuần 03-07/02: Đứng ngoài thị trường? (02/02/2020)

>   VNDirect: Bất động sản nhà ở vẫn chưa hồi phục (03/02/2020)

>   VNDirect: Bất động sản khu công nghiệp tại các tỉnh xa vùng kinh tế trở thành điểm sáng (01/02/2020)

>   Bắt đáy cổ phiếu nào trong dịch Corona? (31/01/2020)

>   Góc nhìn 31/01: Thận trọng trước ảnh hưởng từ dịch corona (30/01/2020)

>   Góc nhìn phiên đầu năm Canh Tý: Hướng về 1,000 điểm? (29/01/2020)

>   Ông Lê Quang Minh (Mirae Asset): ‘Khối ngoại sẽ duy trì mua ròng trong năm 2020’ (22/01/2020)

>   Góc nhìn 22/01: Tăng điểm phiên cuối năm Kỷ Hợi? (21/01/2020)

>   SSI Research: Kim ngạch xuất khẩu dệt may tăng 6.4-7.7% năm 2020  (21/01/2020)

>   Tổng Giám đốc KBSV: ‘Vẫn còn nhiều việc phải làm để trụ lại top 10 thị phần’ (30/01/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật