Thứ Ba, 11/02/2020 15:55

HVG nêu lý do lỗ ròng 254 tỷ đồng quý đầu tiên niên độ mới

CTCP Hùng Vương (HOSE: HVG) vừa có giải trình về nguyên nhân dẫn đến lỗ ròng gần 254 tỷ đồng trong quý 1 niên độ 2019 - 2020 .

Nguồn: Báo cáo giải trình KQKD hợp nhất kỳ kế toán 01/10/2019-31/12/2019

HVG cho biết, từ tháng 10/2019, sức mua ở hầu hết các thị trường đều giảm mạnh do cung vượt quá cầu. Riêng 2 thị trường lớn nhất là Mỹ và Trung Quốc, lượng sản phẩm cá tra nói chung còn tồn ở đây phải mất ít nhất 6 tháng để tiêu thụ hết.

Theo đó, do hoạt động xuất khẩu cá tra đến các thị trường bị chững lại nên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 46% (tương ứng giảm gần 620 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2019, còn hơn 729 tỷ đồng.

Công ty cho biết, giai đoạn 2018-2019, do tình hình phát triển nóng của cá tra, diện tích nuôi trồng mở rộng không theo quy hoạch, giá cá nguyên liệu đầu vào giảm mạnh từ mức 34,000 đồng/kg (tháng 2/2019) xuống còn 18,000 đồng/kg (tháng 2/2020) làm giá xuất khẩu giảm theo, trong khi hàng tồn kho của Công ty có giá thành đang ở mức cao.

Sự sụt giảm ở cả 2 yếu tố, sản lượng và giá trị dẫn đến lãi gộp hoạt động xuất khẩu thủy sản và hoạt động bán thủy sản nội địa giảm lần lượt là 86.1 tỷ đồng đối với xuất khẩu và 163.6 tỷ đồng đối với nội địa.

Vì thế, HVG phải báo lỗ gộp gần 42 tỷ đồng.

Mặt khác, doanh thu hoạt động tài chính giảm 64% (tương ứng 1.3 tỷ đồng), xuống còn 773 triệu đồng chủ yếu do lãi chênh lệch tỷ giá. Trong khi đó, chi phí tài chính tăng 48% (tương ứng 26.2 tỷ đồng), chiếm hơn 81 tỷ đồng do chi phí lãi vay tăng 20.4 tỷ đồng so với quý 1/2019, đồng thời lợi thế thương mại tăng 8.4 tỷ đồng so với quý 1/2019 vì tiếp tục phân bổ khoản lợi thế này từ việc mua lại 2 công ty giống tại An Giang và Bình Định trong quý 3/2019.

Chi phí bán hàng giảm 57% (tương ứng 36 tỷ đồng) do sản lượng xuất khẩu giảm, còn chiếm gần 26 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm hơn 95 tỷ đồng, cao gấp 6 lần cùng kỳ năm 2019 (tương ứng tăng 78 tỷ đồng) chủ yếu do số dự phòng nợ phải thu khó đòi lập trong kỳ chuyển tiếp năm 2020 là 77 tỷ đồng.

Trước ảnh hưởng của những yếu tố vừa kể trên dẫn HVG lỗ ròng gần 254 tỷ đồng trong quý đầu tiên của năm 2020.

Khang Di

FILI

Các tin tức khác

>   TOT: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 (11/02/2020)

>   CTB đặt kế hoạch kinh doanh đi lùi năm 2020 (11/02/2020)

>   NNB: Báo cáo tài chính Quý 4/2019 (11/02/2020)

>   Cổ phiếu ROS liên tiếp tăng trần từ đáy (11/02/2020)

>   Báo lỗ gần 100 tỷ đồng năm 2019, giá cổ phiếu CLG rớt 66% từ đỉnh (12/02/2020)

>   BHC: Thông báo về việc ký hợp đồng kiểm toán năm 2019 (11/02/2020)

>   EIN: Báo cáo tài chính quý 4/2019 (11/02/2020)

>   EIN: Báo cáo tài chính quý 4/2019 (công ty mẹ) (11/02/2020)

>   C4G: Giải trình liên quan tới báo cáo tài chính (11/02/2020)

>   RCC: Báo cáo tài chính Quý 4/2019 (Công ty mẹ và hợp nhất) (11/02/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật