Thứ Hai, 10/02/2020 18:35

Góc nhìn 11/02: Áp lực giảm điểm vẫn còn lớn

Các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng các nhà đầu tư nên tiếp tục quan sát, tránh mua đuổi trong thời điểm hiện tại vì áp lực giảm điểm vẫn còn lớn. Về chỉ số của VN-Index, các CTCK đưa ra nhiều kịch bản từ vùng giá 880 - 940 điểm.

Giằng co trong khoảng 920 - 940 điểm

CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS): Thị trường giảm khá mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần (10/02) với thanh khoản có sự suy giảm xuống dưới mức trung bình 20 phiên cho thấy có khả năng là phiên giảm này chỉ mang tính tâm lý tiêu cực nhất thời, chứ chưa đại diện cho số đông các nhà đầu tư đã bắt đáy trong tuần trước.

Theo SHS, điểm tích cực là việc khối ngoại quay trở lại mua ròng trên hai sàn với khoảng hơn 30 tỷ đồng. Tuy nhiên, trên thị trường phái sinh, hợp đồng tương lai VN30 tháng 2 duy trì basis âm với chỉ số cơ sở VN30 là 6.77 điểm cho thấy nhà đầu tư vẫn tiêu cực về xu hướng thị trường.

Thị trường hiện đã rơi về vùng tích lũy trong tuần trước trong khoảng 920 - 940 điểm và có thể sẽ tiếp tục giao dịch với biên độ này trong một vài phiên tới trước khi bứt phá khỏi vùng này trước các tin tức mới.

SHS dự báo, trong phiên giao dịch tiếp theo 11/02, VN-Index có thể sẽ quay trở lại trạng thái giằng co và tích lũy trong khoảng 920 - 940 điểm nhằm ổn định mặt bằng giá mới.

SHS khuyến nghị nhà đầu tư đã mua vào trong hai phiên đầu tuần trước khi thị trường test vùng hỗ trợ 900 - 920 điểm (vùng tích lũy đầu 2019) và đã chốt lời một phần khi thị trường test vùng kháng cự 940 - 950 điểm (cạnh dưới vùng tích lũy tháng 6/2019 - cạnh dưới vùng tích lũy cuối năm 2019) trong phiên thứ sáu tuần trước có thể áp dụng chiến lược mua thấp, bán cao (buy low, sell high) với vùng hỗ trợ và kháng cự nêu trên.

Kiểm tra vùng hỗ trợ 920 - 930

CTCK Asean (Aseansc): Phiên giao dịch thứ Hai (10/02), việc thiếu vắng trụ đỡ và áp lực chốt lời tăng mạnh tại nhóm cổ phiếu ngân hàng là những nguyên nhân chính khiến chỉ số VN-Index giảm sâu.

Cụ thể, BID giảm 5.03%, VCB giảm 1.22%, CTG giảm 1.12%, TCB giảm 1.35%, VPB giảm 2.96% và MBB giảm 1.87%. Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 10.02 điểm (giảm 1.07%), đóng cửa ở mức 930.73 điểm. Thanh khoản HSX ở mức hơn 150 triệu cổ phiếu, giá trị gần 3,300 tỷ đồng.

Độ rộng thị trường nghiêng về số mã giảm giá (122 mã tăng/ 220 mã giảm). Về phía nước ngoài, họ mua ròng hơn 34 tỷ đồng trên HSX, tập trung chủ yếu vào VHM.

Về kỹ thuật, đồ thị ngày VN-Index xuất hiện cây nến đỏ nhỏ tại đường trung bình động 5 ngày, cho tín hiệu giảm giá yếu.

Do đó, Aseansc cho rằng, trong kịch bản tiêu cực, VN-Index sẽ kiểm tra vùng hỗ trợ gần 920 - 930 điểm, vùng hỗ trợ tiếp theo dự báo ở mức 900 - 910 điểm. Trong kịch bản tích cực, vùng kháng cự gần của VN-Index dự báo ở mức 940 - 950 điểm, vùng kháng cự tiếp theo dự báo ở mức 960 - 970 điểm.

Aseansc khuyến nghị nhà đầu tư chú ý quan sát vùng hỗ trợ gần 920 - 930 điểm trong phiên tới. Tỷ trọng danh mục đề nghị theo công thức Kelly: 70% cash/ 30% stocks.

Áp lực giảm điểm vẫn còn lớn

CTCK Tân Việt (TVSI): Thị trường (10/02) mở cửa giảm mạnh trước khi chuyển sang trạng thái dao động giằng co tại vùng giá thấp trong suốt thời gian còn lại. Dòng tiền bán ra tập trung tại nhóm ngân hàng và có dấu hiệu lan toả làm tăng áp lực giảm điểm lên thị trường phiên tiếp theo.

Theo TVSI, VN-Index có thể sẽ kiểm tra lại vùng hỗ trợ 880 - 900 điểm trong những phiên tới trước khi phát đi những tín hiệu rõ nét hơn về xu hướng tiếp theo.

VN-Index đóng cửa tại 930.73 điểm, giảm 10.02 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng mạnh về số mã giảm giá. Trong khi đó thanh khoản đạt 2,213 tỷ đồng, giảm mạnh 29% xuống dưới mức bình quân 20 phiên gần nhất.

TVSI cho rằng nhà đầu tư ngắn hạn vẫn nên giữ vị thế quan sát ở thời điểm hiện tại. Vùng hỗ trợ gần nhất 880 - 900 điểm. Vùng kháng cự 940 - 950 điểm, vùng kháng cự tiếp theo 968 - 973 điểm.

Bên cạnh đó, tuy nhóm ngân hàng sẽ tiếp tục giảm giá nhưng thanh khoản suy giảm về mức thấp cho thấy áp lực bán không quá mạnh. Giá cổ phiếu hiện vẫn đang được hỗ trợ bởi triển vọng kinh doanh khả quan, do đó TVSI cho rằng rủi ro giảm sâu sẽ không quá lo ngại.

Ngoài ra, nhóm dược phẩm tăng mạnh trên diện rộng. TVSI duy trì đánh giá dịch bệnh Corona sẽ khó thúc đẩy tăng trưởng về mặt KQKD đối với phần lớn doanh nghiệp nhóm này, do đó đà tăng sẽ không có sự bền vững. Hoạt động mua đuổi không được khuyến nghị ở thời điểm hiện tại.

Như Xuân 

FILI

Các tin tức khác

>   VTP, POW và VRE có gì hấp dẫn? (10/02/2020)

>   PYN Elite: 2 xúc tác sẽ định hướng VN-Index trong trung hạn (10/02/2020)

>   Góc nhìn tuần 10-14/02: Chú ý vùng kháng cự gần 945-950 điểm (09/02/2020)

>   Chứng khoán tháng 2: Đầu tư thế nào giữa lúc thị trường bị chi phối bởi dịch Corona ? (07/02/2020)

>   Góc nhìn 07/02: Hạn chế mua đuổi (06/02/2020)

>   Chuyên gia Mirae Asset nhận định về dịch Corona và TTCK: Giảm mạnh và nhanh còn hơn giảm âm ỉ kéo dài (06/02/2020)

>   Tháng 2, VN-Index có thể đóng cửa dưới 900 điểm nếu diễn biến dịch bệnh tiêu cực (06/02/2020)

>   Góc nhìn 05/02: Rủi ro điều chỉnh lấn át (05/02/2020)

>   Giữa dịch Corona, nên mua vàng, chứng khoán hay trái phiếu? (05/02/2020)

>   Góc nhìn 05/02: Không nên hoảng loạn bán tháo cổ phiếu? (04/02/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật