Giá vàng ngày 10/2: Tăng liên tục do lo ngại dịch cúm Corona
Giá vàng thế giới đã tăng nhanh trong sáng ngày 10/2, tiếp nối đà tăng từ tuần trước, giá vàng trong nước cũng tương tự, đã vọt qua ngưỡng 44 triệu đồng/lượng. Thế nhưng người mua vàng vẫn chịu rủi ro.
Người mua chịu rủi ro do giá chênh lệch cao. Ảnh: Khả Hoà
|
Sáng ngày 10/2, giá vàng miếng SJC tăng 50.000 đồng/lượng so với giá cuối tuần qua, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC mua vào lên 43,8 triệu đồng/lượng, bán ra 44,25 - 44,27 triệu đồng/lượng. Công ty CP vàng bạc đá quý Phú nhuận (PNJ) mua vàng miếng giá 43,7 triệu đồng/lượng, bán ra 44,1 triệu đồng/lượng. Vàng trong nước hiện nay vẫn đang đẩy rủi ro cho người mua khi giá mua bán của các công ty kinh doanh vẫn ở mức khá cao, lên đến 450.000 – 550.000 đồng mỗi lượng.
Sáng ngày 10/2, giá vàng thế giới giảm khoảng 2 USD/ounce, xuống 1,588,8 USD/lounce nhưng sau đó tăng vọt lên 1.577,3 UUSD/ounce rồi giảm nhẹ về 1.575 USD/ounce. Vàng tăng 5 USD/ounce so với giá cuối tuần qua. Vàng vẫn là kênh lựa chọn trú ẩn an toàn đối với nhà đầu tư khi dịch cúm Corona vẫn lan rộng và gây thiệt hại về người gia tăng.
Ngoài ra, việc bơm tiền với lãi suất thấp của nhiều nước khiến nhà đầu tư lo ngại và nắm giữ vàng.Trong tuần qua, Ngân hàng trung uơng Trung Quốc (PBOC) đã 2 lần bơm lượng tiền khá lớn ra thị trường, đợt 1 là 1.200 tỉ Nhân dân tệ (tương ứng 171,4 tỷ USD), đợt 2 là 500 tỉ Nhân dân tệ (tương ứng 71,5 tỷ USD). Theo PBOC, lượng tiền mặt trên giúp giảm lãi suất trên thị trường tiền tệ và thị trường trái phiếu, từ đó hạ chi phí vốn, giảm sức ép tài chính của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, mở rộng quy mô tài chính và hỗ trợ nền kinh tế. Các động thái bơm tiền được thực hiện khi Trung Quốc nỗ lực kiểm soát sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona. Ngoài ra, một số ngân hàng cắt giảm lãi suất như Ngân hàng trung ương Thái Lan cắt giảm 0,25%, xuống 1%/năm; Ngân hàng trung ương Philippines giảm 0,25%, xuống 3,75%…
Thanh Xuân
Thanh niên