Thứ Bảy, 22/02/2020 10:30

Châu Âu cần nhận thức rõ ý đồ của Trung Quốc

 

* Bài viết thể hiện quan điểm của George Soros

 

Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ gặp gỡ các nguyên thủ quốc gia và Chính phủ của 27 nước thành viên EU tại hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc diễn ra tại Leipzig vào tháng 09/2020. Người dân châu Âu cần hiểu rằng điều này sẽ trao cho Tập Cận Bình một chiến thắng chính trị rất cần thiết để thực hiện tham vọng của mình.

Trung Quốc quá quan trọng với Châu Âu

Cả người dân Châu Âu lẫn các nhà chính trị và doanh nhân đều nhận thấy được mối nguy từ Trung Quốc của Tập Cận Bình. Mặc dù Tập Cận Bình được xem là một chính khách cứng rắn sử dụng các công nghệ tiên tiến và hiện đại trong nỗ lực áp đặt quyền kiểm soát lên toàn bộ người dân Trung Quốc. Ông đã thiết lập một chế độ hoàn toàn đối lập với các giá trị được tạo ra bởi Liên minh Châu Âu. Nhưng người Châu Âu xem Trung Quốc là một đối tác kinh doanh quan trọng đến mức không thể từ bỏ.

Sự vội vàng trong việc kết thân với Tập Cận Bình được thấy rõ nhất là ở nước Anh, nơi đang trong quá trình tách khỏi EU. Thủ tướng Boris Johnson muốn nước Anh không liên quan gì đến EU càng nhiều càng tốt và xây dựng một nền kinh tế thị trường tự do không bị ràng buộc bởi các quy định của EU. Thủ tướng Anh có vẻ khó thành công, bởi vì EU đã sẵn sàng chuẩn bị các biện pháp để đối phó với sự bãi bỏ quy định mà Chính phủ của Boris Johnson đã lên kế hoạch sẵn. Nhưng trong lúc này, nước Anh đang để ý đến Trung Quốc như là một đối tác đầy tiềm năng, với hy vọng sẽ tái lập mối quan hệ mà cựu Thủ tướng Exchequer George Osborne đã xây dựng từ năm 2010 đến năm 2016.

Tôi đánh giá chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã làm tốt hơn EU rất nhiều trong việc xử lý mối quan hệ với Trung Quốc. Cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều cho rằng Trung Quốc là một đối thủ chiến lược và đưa gã khổng lồ công nghệ Huawei cùng với hàng loạt công ty của Trung Quốc vào cái gọi là Entity List, cấm các công ty Mỹ giao dịch với bên Trung Quốc mà không có sự cho phép của Chính phủ.

Chủ tịch Tập Cận Bình duyệt binh ở căn cứ Chu Nhật Hòa, khu tự trị Nội Mông Cổ, Trung Quốc. Nguồn: Xinhua

Tôi thấy chỉ có một người có thể vi phạm nguyên tắc mà không bị trừng phạt: Đó chính là Donald Trump. Thật không may, ông ấy đang vi phạm nguyên tắc bằng cách đưa Huawei lên bàn đàm phán với Tập Cận Bình. Từ tháng 05/2019, khi Mỹ đưa Huawei vào Entity List, Bộ Thương mại chấp thuận cho Huawei thêm 3 tháng miễn trừ để giảm bớt sự khó khăn của các nhà cung cấp linh kiện Hoa Kỳ.

Huawei và dịch corona đang là vấn đề nóng

Huawei là một công ty rất khác thường. Nhậm Chính Phi, người sáng lập Huawei, đã được đào tạo bởi PLA (Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc ) và PLA cũng là một trong những khách hàng lớn đầu tiên của ông. Vào thời điểm Huawei được thành lập năm 1987, toàn bộ các công nghệ của Trung Quốc đều được nhập khẩu từ nước ngoài. Mục tiêu của Nhậm Chính Phi là tận dụng các nhà nghiên cứu trong nước thay vì dùng công nghệ của nước ngoài. Ông ấy đã thành công với với giấc mơ điên rồ của mình.

Vào năm 1993, Huawei đã ra mắt chiếc điện thoại tốt nhất ở thời điểm đó. Sau đó, công ty đã nhận được hợp đồng quan trọng từ PLA để xây dựng mạng viễn thông đầu tiên của quốc gia. Điều này đã thúc đẩy sự tăng trưởng của Huawei. Đến năm 2005, xuất khẩu của Huawei đã vượt qua doanh số bán hàng nội địa. Năm 2010, Huawei đã được đưa vào danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới của tạp chí Fortune.

Nhậm Chính Phi - Người sáng lập Huawei. Nguồn: Small Tech News

Sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, Huawei đã mất đi quyền tự chủ. Giống như mọi công ty Trung Quốc khác, Huawei phải tuân theo các yêu cầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 2017, với việc thông qua Luật Tình báo Quốc gia, nó được hiểu ngầm thành một nghĩa vụ chính thức với các công ty công nghệ.

Ngay sau đó, một nhân viên của Huawei đã dính vào vụ bê bối gián điệp ở Ba Lan và chính công ty này cũng đã bị buộc tội vì các trường hợp gián điệp khác. Nhưng gián điệp không phải là mối nguy hiểm lớn nhất đối với châu Âu. Quan trọng hơn là cơ sở hạ tầng mang tính chiến lược của châu Âu phụ thuộc vào công nghệ Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là họ tạo điều kiện để các phần tử xấu thực hiện các hành vi tống tiền và phá hoại.

Dưới thời của Tập Cận Bình, Trung Quốc tác động đến những giá trị được tạo ra bởi châu Âu. Rõ ràng, điều này không minh bạch với các nhà lãnh đạo của các quốc gia thành viên EU cũng như những người đứng đầu của ngành công nghiệp, đặc biệt là ở Đức.

Châu Âu phải đối diện với một thách thức to lớn. Họ nói rằng mối quan tâm hàng đầu của họ là biến đổi khí hậu nhưng các quốc gia thành viên đang đấu tranh lẫn nhau về ngân sách và tập trung vào việc xoa dịu Tập Cận Bình hơn là duy trì mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương với Mỹ.

Thay vì cạnh tranh trong một cuộc chiến không cân xứng trước sự thống trị của Huawei trên thị trường 5G, tôi cho rằng Mỹ và EU nên hợp tác xây dựng Ericsson và Nokia để trở thành những đối thủ cạnh tranh khả thi.

Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ gặp gỡ các nguyên thủ quốc gia và Chính phủ của 27 nước thành viên EU tại hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc diễn ra tại Leipzig vào tháng 09/2020. Người dân châu Âu cần hiểu rằng điều này sẽ trao cho Tập Cận Bình một chiến thắng chính trị rất cần thiết để thực hiện tham vọng của mình.

Tuy nhiên, tương lai của Tập Cận Bình sẽ được quyết định bởi các phe phái chính trị ở Trung Quốc. Tác hại do việc xử lý không tốt sự bùng phát của dịch virus corona đã trở nên rõ ràng đến mức hầu hết người dân và thậm chí cả Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc phải công nhận.

Giới thiệu về George Soros

George Soros hiện là chủ tịch của Soros Fund Management và The Open Society Foundations. Ông là người tiên phong trong việc tạo ra các quỹ đầu cơ và là một huyền thoại trong giới tài chính.

Soros cũng là tác giả của nhiều cuốn sách, bao gồm: The Alchemy of Finance, The New Paradigm for Financial Markets: The Credit Crisis of 2008 và cuốn What it Means, and The Tragedy of the European Union: Disintegration or Revival?. Cuốn sách gần đây nhất được xuất bản là In Defense of Open Society.

Phòng Tư vấn Vietstock (Theo Project Syndicate)

FILI

Các tin tức khác

>   Singapore bơm tiền ngăn kinh tế rơi vào suy thoái (16/02/2020)

>   Trường đại học thiệt hại vì virus corona (16/02/2020)

>   Quảng Châu quyết tiêu hủy tiền dễ bị nhiễm virus Corona mới (16/02/2020)

>   Vì virus corona, các công ty đa quốc gia sẽ định hình lại chuỗi cung ứng rời xa Trung Quốc mãi mãi? (16/02/2020)

>   Trung Quốc thay đổi ra sao trong 17 năm giữa dịch SARS và virus corona (15/02/2020)

>   Doanh nghiệp nhỏ kêu cứu vì hết tiền (15/02/2020)

>   Giấy vệ sinh bỗng dưng trở thành 'tiền tệ' tại Singapore và Hong Kong (15/02/2020)

>   Mỹ tăng thuế lên máy bay sản xuất ở châu Âu, Airbus phản ứng mạnh (15/02/2020)

>   Châu Phi đã có ca bệnh COVID-19 đầu tiên (15/02/2020)

>   Du lịch thế giới có thể mất 80 tỉ USD vì vắng khách Trung Quốc (15/02/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật