Thứ Năm, 27/02/2020 11:40

'Bill Gates mà ở Việt Nam sẽ không thành công!'

Từ 2017 đến 2019, Chính phủ sát sao chỉ đạo việc cắt giảm điều kiện kinh doanh bằng 40 văn bản.

* USC Interco - Lộ diện doanh nghiệp bất động sản có vốn điều lệ 144,000 tỷ đồng

* Cải cách thể chế, cắt giảm điều kiện kinh doanh là trọng tâm trong năm 2020

* Cắt giảm điều kiện kinh doanh và "mặt sau" của những con số

'Bill Gates mà ở Việt Nam sẽ không thành công!'

“Với các điều kiện kinh doanh tại Việt Nam thì ngay cả những người thành công bên Mỹ như Bill Gates cũng sẽ không làm được gì trong ngành công nghệ thông tin”, bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Ban Nghiên cứu Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương nói (CIEM).

Hội thảo về chất lượng kinh doanh do CIEM tổ chức sáng nay, 27-2 có thể là lần đầu tiên bà Thảo đề cập đến giả định này. Nhưng về chất lượng và thực chất cắt giảm điều kiện kinh doanh (ĐKKD) thì không chỉ CIEM, mà rất nhiều chuyên gia đã rất nhiều lần nói đến.

Bà Thảo giải thích: nếu Bill Gates mà thành lập và điều hành Microsoft ở Việt Nam, thì chắc chắn sẽ không thể được. Đơn giản là vì ông ta không có chứng chỉ, bằng cấp về công nghệ thông tin, không có bằng đại học. Bà Thảo nói rằng: với những người như Bill Gates thì chỉ có thể thành công ở Mỹ...

Bà Nguyễn Minh Thảo nói nếu Bill Gates ở Việt Nam sẽ không thành công vì thiếu chứng chỉ và bằng Đại học. Ảnh: CHÂN LUẬN

Khái quát về việc cắt giảm, cải cách ĐKKD, bà Thảo nói trong giai đoạn 2017-2019, Chính phủ đã có tới 40 chỉ đạo về việc cắt giảm ĐKKD. “Có lẽ khó có nội dung cải cách nào được Chính phủ quan tâm và chỉ đạo sát sao, liên tục như vậy”, bà Thảo nói.

Chính phủ năm 2018 đã yêu cầu cắt giảm 50% ĐKKD. Về vơ bản các ĐKKD quy định chung chung, thiếu rõ ràng, can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc dễ tạo sự tùy ý trong thực thi đã được cắt bỏ. Nhiều ĐKKD trùng lặp được cắt bỏ, một số ĐKKD được sửa đổi theo hướng giảm bớt yêu cầu, tạo thuận lợi hơn cho DN. Tuy vậy, bà Thảo nói, theo các rà soát độc lập thì kết quả thực chất cắt giảm ĐKKD chỉ đạt khoảng hơn 30% chứ không phải là trên 50% như nhiều báo cáo.

Hiện nay, theo bà Thảo, vẫn còn các ĐKKD không cần thiết, bất hợp lý và không đạt hiệu quả quản lý. Thậm chí vẫn còn có những ĐKKD thiếu rõ ràng, có thể dẫn tới sự tùy tiện của cơ quan quản lý nhà nước.

Bà Thảo còn nói: mặc dù các bộ báo cáo đã hoàn thành chỉ tiêu cắt giảm ĐKKD, nhưng chưa có báo cáo đánh giá nào của các bộ về hiệu quả và tác động của cách ĐKKD và thiếu giám sát việc tổ chức thực hiện.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định: “Cải cách ĐKKD có thể coi là “thương hiệu” của Chính phủ nhiệm kỳ này. Từ 2016, Chính phủ đã bãi bỏ được hàng nghìn ĐKKD”.

Cũng như bà Thảo, ông Tuấn nói hiện nay việc cắt giảm ĐKKD có thể hoàn thành về mặt số lượng, nhưng chất lượng là vấn đề cần bàn. Năm 2019, theo điều tra của VCCI, DN đánh giá cao hơn sự chuyển động về cắt giảm ĐKKD, tỷ lệ khó khăn trong kinh doanh có giảm đi. Nhưng nếu nhìn lại thì khái niệm ĐKKD chưa rõ, vẫn còn lẫn lộn giữa ĐKKD và tiêu chuẩn kỹ thuật.

Ông Đậu Anh Tuấn nói vẫn còn tình trạng cơ quan quản lý nhà nước sử dụng các giải pháp hành chính để can thiệp thị trường. Ảnh: CHÂN LUẬN

“Nhiều cái chưa rõ nên còn lúng túng trong thực hiện”, ông Tuấn nói.

Khái quát những tồn tại, ông Tuấn nói rằng, tư duy cách thức quản lý chưa bảo đảm quyền tự do kinh doanh. Bởi đơn giản ĐKKD là giới hạn quyền tự do kinh doanh hiến định. Có đôi khi, trong các tờ trình của các bộ vẫn đặt là mục tiêu ban hành các ĐKKD là để bảo đảm “quản lý nhà nước”. Điều này không đúng là vì quản lý nhà nước không phải là mục tiêu của chính sách.

Các cơ quan quản lý nhà nước vẫn sử dụng các giải pháp hành chính để can thiệp vào thị trường. Rồi việc sửa đổi danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện vẫn không được các bộ đồng thuận. Thậm chí, xu hướng hiện nay là cơ quan nhà nước muốn thêm các ngành nghề kinh doanh có điều kiện chứ không phải là bớt đi.

“Rất đáng lo ngại”, ông Tuấn nhận định.

CHÂN LUẬN

Pháp luật TPHCM

Các tin tức khác

>   Sacombank ưu đãi lãi suất vay đến 2%/năm phục vụ sản xuất kinh doanh (27/02/2020)

>   VinaCapital: Những đợt bơm thanh khoản sẽ kiềm chế tác động tiêu cực của Covid-19 (27/02/2020)

>   Đầu 2020, báo tin bất ngờ giữa thời dịch bệnh (27/02/2020)

>   'Chạy ăn từng bữa' nhưng đăng ký lập DN vốn siêu khủng sẽ bị xử lý thế nào? (27/02/2020)

>   Đường sắt sao lại cần 'giải cứu'? (27/02/2020)

>   Cổ đông lập 'siêu doanh nghiệp' 144 ngàn tỉ: 'Ai gọi nước khoáng, tôi ship cho họ' (26/02/2020)

>   Nhiều doanh nghiệp có thể dừng sản xuất vì Covid-19 (26/02/2020)

>   Tác động khủng khiếp của dịch Covid-19: DN đối mặt việc ngừng sản xuất (26/02/2020)

>   Tỷ phú Thái chi 2.600 tỷ thâu tóm chuỗi điện máy Nguyễn Kim (26/02/2020)

>   USC Interco - Lộ diện doanh nghiệp bất động sản có vốn điều lệ 144,000 tỷ đồng (26/02/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật