Thứ Sáu, 14/02/2020 09:54

Bất động sản Đà Nẵng tiếp tục khan hiếm nguồn cung

Đó là lời “kêu than” của không ít sàn giao dịch bất động sản trong thời điểm đầu năm 2020 khi không có dự án “gối đầu” để chạy thị trường và giới thiệu cho khách hàng.

* Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản 2020

* TP.HCM gửi văn bản khẩn, yêu cầu tham mưu về pháp lý cho bất động sản

* Doanh nghiệp bất động sản TP.HCM đối mặt nỗi lo mới

Những dự án “sạch”, có vị trí đắc địa đang dần trở nên khan hiếm tại thị trường bất động sản Đà Nẵng

Khan hiếm “hàng”

Anh Nguyễn Bảo H - Giám đốc một Công ty Địa ốc trên địa bàn Đà Nẵng cho biết, ngay từ cuối năm 2019, sau khi hoàn tất việc bán hàng tại các dự án mà Công ty đã “chạy” lại kèm theo nỗi lo không hề nhỏ khi không có dự án “gối đầu” trong năm tới.

Minh chứng điều này, anh H chia sẻ, thị trường bây giờ khác hẳn mọi năm bởi tính thanh lọc rất cao, từ điều kiện pháp lý đến đối tượng khách hàng. Với từng dự án khác nhau đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm vững và “chăm sóc” chu đáo từng khách hàng để nắm rõ nhu cầu.

"Thứ nữa, điều cốt yếu và mang tính quyết định là tính pháp lý của dự án, nhất là hiện nay những dự án đầy đủ pháp lý đến 90% lại càng khó tìm nguồn để phân phối” - anh H cho biết.

Câu chuyện thị trường bất động sản tại Đà Nẵng khan hiếm nguồn cung đã diễn ra không chỉ trong năm 2019 mà sẽ tiếp diễn trong năm 2020 theo dự đoán của nhiều chuyên gia khi thị trường đang thanh lọc gay gắt.

Theo anh V. (trú tại quận 1, TP.HCM) chuyên đầu tư bất động sản tại TP Đà Nẵng, khoảng 3 năm về trước những nhà đầu tư như anh đã hưởng lợi rất nhiều từ những dự án như: Golden Hills, Hòa Xuân, Nam Việt Á, FPT, Sơn Thủy…

"Với kinh nghiệm và số vốn ổn định, đây là thời điểm tốt để những nhà đầu tư găm hàng, mua vào để kiếm lời; ngược lại, những nhà đầu tư không trường vốn ắt phải bán tháo, nhưng số lượng rất ít nên lượng hàng bán ra cũng có chừng, khan hiếm là điều đương nhiên, nhất là những vị trí tốt" - anh V cho biết.

Ông Nguyễn Trọng Thức - Quản lý Cấp cao của CBRE Hotels Việt Nam cho rằng, sự giảm nhiệt về phương diện nguồn cung là cần thiết để thị trường có những bước điều chỉnh phù hợp sau giai đoạn tăng trưởng nóng. Đặc biệt trong bối cảnh khung pháp lý của các sản phẩm nghỉ dưỡng bán đang cần được cải thiện để bắt kịp với đà tăng trưởng của thị trường.

Tháo gỡ bằng cách nào?

Điều dễ thấy khi hiện nay nhiều nhà đầu tư tại miền Trung có xu hướng “đánh bắt xa bờ” khi mang quân đi đầu tư tại những dự án đắc địa ven biển miền Trung như Phan Thiết, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Bình… nhằm hoàn tất thủ tục pháp lý dự án và chờ thời cơ “bung hàng” đúng thời điểm.

Theo một chuyên gia bất động sản (đề nghị giấu tên), hiện nay các chủ đầu tư dự án “rất khôn” khi không phải dễ mà họ “đưa hàng” cho các đơn vị phân phối để ăn chia hoa hồng như trước. Theo đó, muốn phân phối được các dự án “ngon” thì các chủ đầu tư thường ràng buộc, ăn chia lợi nhuận đầu tư với công ty địa ốc hay các sàn giao dịch có nhu cầu phân phối độc quyền.

Vị chuyên gia trên nhận định, đó cũng là một trong những hình thức M&E trong bất động sản nhằm chia sẻ rủi ro, lợi nhuận với đối tác, và việc làm trên cũng buộc các chủ đầu tư phải minh bạch pháp lý để các đơn vị phân phối không “dính chàm” cảnh “treo đầu dê, bán thịt chó” như những vụ việc đáng tiếc liên quan giữa người mua và người bán phải ra hầu Tòa trong thời gian qua.

Trước đó, tại hội thảo Bất động sản Việt Nam khu vực miền Trung năm 2019, tổ tư vấn cho rằng thị trường bất động sản đang chứng kiến sự gia tăng lượng tin ở loại hình bất động sản cho thuê. Mức độ quan tâm trên giảm ở loại hình đất nền và đất nền dự án. Theo đó, thị trường trong năm 2020 được kì vọng sẽ có thêm các dự án đất nền Nam Đà Nẵng nếu các vấn đề về pháp lý được tháo gỡ cũng như các dự án ven biển đã và đang triển khai.

Đánh giá hướng đi cần thiết cho thị trường bất động sản Đà Nẵng trong năm 2020, ông Nguyễn Mạnh Khởi - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường Bất động sản, Bộ Xây dựng cho rằng: “Loại hình nhà ở xã hội còn rất kém và giậm chân tại chỗ. Thực tế cho thấy, loại hình nhà ở giá thấp (dưới 25 triệu đồng/m2) đang thiếu nghiêm trọng và cần sự chung tay vào cuộc của nhiều cơ quan quản lý nhà nước cũng như sự góp sức của các doanh nghiệp”.

Ông Nguyễn Mạnh Hà - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam khẳng định: “Thị trường sẽ tiếp tục phát triển ổn định do nhu cầu về nhà ở, dịch vụ thương mại, bất động sản du lịch, bất động sản công nghiệp vẫn sẽ tăng cao. Tuy vậy, thị trường bất động sản năm 2020 sẽ tiếp tục gặp thách thức về nguồn cung và giá cả”.

Hương Thu

Diễn đàn Doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   Cảnh báo sốt đất ảo ở xã Bình Ba (13/02/2020)

>   Xây dựng tự phát quanh dự án sân bay Long Thành (13/02/2020)

>   Sau nợ thuế tại Ninh Bình, Xuân Trường bị truy 'ăn chênh' dự án ở Phú Thọ (13/02/2020)

>   Dự án của Công ty HDTC không cần giấy phép xây dựng (13/02/2020)

>   Đồng Nai: Năm 2020 sẽ triển khai hơn 300 dự án khu dân cư (13/02/2020)

>   Hàng ngàn người kéo đến xã Bình Ba mua bán đất cả ngày lẫn đêm (13/02/2020)

>   Bắt nguyên tổng giám đốc Công ty xây lắp và kinh doanh nhà Đà Nẵng (13/02/2020)

>   Cảnh báo Công ty King Home Land bán đất 'ma' (12/02/2020)

>   Phá dỡ tầng 17, 18 nhà 8B Lê Trực, người dân mua nhà theo giấy phép hốt hoảng (12/02/2020)

>   Hà Nội giải thích việc cưỡng chế công viên nước Thanh Hà (12/02/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật