Thứ Năm, 09/01/2020 09:00

Dịch vụ

Thị phần Top 10 CTCK Việt Nam với ngôi sao Chứng khoán Mirae Asset

Ngày 06/01, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) đã công bố thông tin về thị phần giá trị giao dịch môi giới quý 4/2019 và cả năm 2019 với danh sách 10 công ty chứng khoán (CTCK) nắm thị phần lớn nhất thị trường.

Thị phần HOSE quý 4 có khá nhiều biến động. Nhìn chung, top 4 vẫn được giữ nguyên như các quý liền trước. SSI tiếp tục duy trì vị trí đầu bảng với thị phần 14.49%, xếp sau lần lượt là HSC, VCSC và VNDirect. CTCK Mirae Asset Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí thứ 5 về thị phần cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, CW trong hai quý liên tiếp. Cùng với đó, thị phần của Công ty này cũng tăng đáng kể lên 5.44%.

Top 10 CTCK có thị phần lớn nhất năm 2019 có tới 4 thay đổi so với năm trước khi SHS, ACBS, FPTS, BSC đã không còn giữ được vị trí, thay vào đó là các tên tuổi mới như Mirae Asset (4.47%), VPS (3.94%), BOS (3.13%), KIS (3.08%). Tổng thị phần của 4 CTCK mới góp mặt vào top 10 này không hề nhỏ, lên tới 14.62%.

Thị phần môi giới HOSE năm 2019 xuất hiện nhiều cái tên nổi bật từ Hàn Quốc.

Sự vươn lên mạnh mẽ của Chứng khoán Mirae Asset

Nếu như năm 2018, khoảng cách giữa vị trí thứ 6 (SHS) và top 5 là 1.61% thì đến năm 2019, khoảng cách này đã thu hẹp đáng kể, chỉ còn 0.3%.

Trong top 10 CTCK có thị phần lớn nhất năm 2019 có tới 2 cái tên đến từ Hàn Quốc là Mirae Asset và KIS. Vài năm gần đây, làn sóng các CTCK ngoại, đặc biệt các CTCK có nguồn vốn Hàn Quốc, đổ vào Việt Nam đang diễn ra khá mạnh. Sau khi hiện diện tại Việt Nam, các CTCK Hàn Quốc đã mau chóng tăng vốn và tạo nên áp lực cạnh tranh lớn với các CTCK trong nước.

Trong quý 4/2019, Chứng khoán Mirae Asset đã hoàn tất tăng vốn điều lệ từ 4,300 tỷ đồng lên gần 5,500 tỷ đồng, qua đó vượt qua SSI trở thành CTCK có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.

Với tiềm lực tài chính hùng hậu từ công ty mẹ, các CTCK vốn Hàn Quốc mau chóng trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm với các tên tuổi trong nước, từ chất lượng dịch vụ cho tới số lượng chi nhánh và đặc biệt ở khả năng cung cấp nguồn vốn cho vay (margin).

Báo cáo quý 3 các CTCK công bố cho thấy dư nợ cho vay margin của Chứng khoán Mirae Asset lên tới 6,566 tỷ đồng, vượt qua 2 CTCK hàng đầu Việt Nam là SSI (dư nợ margin 5,310 tỷ đồng) và HSC (dư nợ margin 4,670 tỷ đồng). Đây cũng là lần đầu tiên trên TTCK Việt Nam có một CTCK vốn ngoại vươn lên đầu bảng về dư nợ margin. Các CTCK Hàn Quốc khác cũng có dư nợ margin cuối quý 3 khá lớn như KIS (2,642 tỷ đồng), KBSV (1,816 tỷ đồng), không thua kém nhiều so với dư nợ margin của các CTCK lớn trong nước như VNDS (2,950 tỷ đồng), VCSC (2,887 tỷ đồng), MBS (2,427 tỷ đồng)…

Mirae Asset đã đã đẩy MBS ra khỏi Top 5 và có thể sớm lấy vị trí thứ 4 của VNDirect.

Chứng khoán Mirae Asset kế hoạch vươn lên tầm cao mới

Chiến lược dài hơi của Chứng khoán Mirae Asset tại thị trường Việt Nam đang dần lộ diện. Giai đoạn tập trung đẩy mạnh và phát huy thế mạnh về vốn từ Tập đoàn mẹ đã hoàn thành từ năm 2017-2019. Trong các năm tiếp theo, dự kiến song song phát triển thị phần môi giới, Chứng khoán Mirae Asset được kỳ vọng sẽ đóng góp hiệu quả trong các  hoạt động hỗ trợ gọi vốn, đặc biệt là nguồn vốn từ Hàn Quốc, cùng các hoạt động IB, cũng như hỗ trợ doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Chứng khoán Mirae Asset đã đầu tư rất lớn vào kế hoạch này, từ việc phát triển đội ngũ nhân sự cấp cao, đến đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ. Đây cũng là thế mạnh Tập đoàn mà Chứng khoán Mirae Asset hoàn toàn có khả năng tận dụng và phát triển tại thị trường Việt Nam.

Trong hơn một thập kỷ qua, chúng tôi đã trải nghiệm sự lên xuống của thị trường chứng khoán Việt Nam, đó là những kinh nghiệm quý giá. Một tầm nhìn sâu rộng về thị trường vốn Việt Nam giúp chúng tôi hiểu rõ các cơ hội trên thị trường và trong vai trò ‘cầu nối’, Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam sẽ tập trung hỗ trợ dòng vốn Hàn Quốc chảy vào Việt Nam, không chỉ là thị trường chứng khoán mà trên nhiều lĩnh vực khác nữa”, ông Kang Moon Kyung, Tổng Giám đốc CTCK Mirae Asset Việt Nam chia sẻ.

FILI

Các tin tức khác

>   Cổ phiếu nào kéo chỉ số tăng nhiều nhất năm 2019? (08/01/2020)

>   Chỉ riêng VCB đã kéo chỉ số thị trường tăng hơn 44 điểm (08/01/2020)

>   VGC: Tài liệu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản (08/01/2020)

>   FTM chính là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất năm 2019 (08/01/2020)

>   Trong rổ VN30, CTD chính là mã giảm giá nhiều nhất với 67% (08/01/2020)

>   HNX: Bản công bố thông tin của CTCP 319,5 (CT5) (08/01/2020)

>   Mirae Asset: VN-Index vận động trong vùng 940 - 980 điểm trong tháng 1/2020 (08/01/2020)

>   HCM: Quyết định của UBCKNN về việc thay đổi địa điểm Phòng Giao dịch Hoàn Kiếm (08/01/2020)

>   HCM: Quyết định của UBCKNN về việc thay đổi địa điểm Phòng Giao dịch Kim Liên (08/01/2020)

>   Xung đột Mỹ - Iran có ảnh hưởng kinh tế Việt Nam? (08/01/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật