Thứ Sáu, 31/01/2020 10:40

Phi công, tiếp viên hàng không một số hãng yêu cầu hủy chuyến bay đến Trung Quốc

Nhiều phi công và tiếp viên hàng không đang yêu cầu các hãng hàng không dừng chuyến bay đến Trung Quốc giữa lúc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu vì dịch viêm phổi Vũ Hán.

* Kinh tế Trung Quốc đón những ảnh hưởng đầu tiên của dịch viêm phổi

* Trung Quốc cảnh báo ổ dịch viêm phổi thứ hai

* Trung Quốc thêm 43 người chết vì viêm phổi corona, WHO công bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu

Phi công, tiếp viên hàng không một số hãng yêu cầu hủy chuyến bay đến Trung Quốc
Phi công đeo khẩu trang tại sân bay quốc tế Bandaranaike, Sri Lanka ngày 30.1. Ảnh: Reuters

Tính đến ngày 31.1, dịch viêm phổi Vũ Hán do vi rút Corona mới (2019-nCoV) đã làm thiệt mạng 213 người và gần 10.000 ca nhiễm, theo báo cáo của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc.

Vi rút đã lây lan sang 20 quốc gia, vùng lãnh thổ đa số thông qua những hành khách đi máy bay và WHO tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu vì dịch viêm phổi Vũ Hán ngày 30.1, theo Reuters.

Hiệp hội Phi công Liên minh (The Allied Pilots Association, APA), đại diện cho các phi công của hãng hàng không Mỹ American Airlines, đã đệ đơn kiện lên tòa án ở bang Texas, trong đó cảnh báo vi rút Corona mới đe dọa sức khỏe phi hành đoàn và yêu cầu chấm dứt các chuyến bay đến Trung Quốc.

Trong một thông báo, hãng American Airlines (trụ sở ở bang Texas) tuyên bố đã áp dụng các biện pháp đề phòng dịch bệnh nhưng từ chối bình luận về vụ kiện.

Ngày 28.1, hãng này đã thông báo hủy chuyến bay từ thành phố Los Angeles đến Bắc Kinh và Thượng Hải kể từ đầu tháng 2, nhưng vẫn duy trì các chuyến bay từ thành phố Dallas đến Trung Quốc.

Chủ tịch APA Eric Ferguson kêu gọi các phi công từ chối nếu được giao những chuyến bay từ Mỹ đến Trung Quốc.

Trong một tuyên bố, nghiệp đoàn tiếp viên hàng không American Airlines tuyên bố ủng hộ vụ kiện của APA và kêu gọi hãng này cùng chính phủ Mỹ "thận trọng và tạm dừng tất cả chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc".

Trong khi đó, các phi công tại United Airlines, hãng hàng không lớn nhất của Mỹ có nhiều chuyến bay đến Trung Quốc, có quyền từ chối thực hiện chuyến bay đến Trung Quốc nếu lo ngại về sự an toàn và sức khỏe bản thân.

United Airlines ngày 30.1 thông báo hủy 332 chuyến bay Mỹ - Trung Quốc từ giữa tháng 2 đến 28.3, nhưng sẽ tiếp tục khai thác chuyến bay khứ hồi từ San Francisco đến Bắc Kinh, Thượng Hải và Hồng Kông.

Vụ kiện của các phi công American Airlines diễn ra giữa lúc ngày càng nhiều hãng hàng không dừng chuyến bay đến Trung Quốc, bao gồm Air France KLM SA, British Airways, Lufthansa và Virgin Atlantic.

Tăng cường bảo vệ phi hành đoàn

Các hãng hàng không lớn khác vẫn tiếp tục các chuyến bay đến Trung Quốc nhưng tăng cường bố trí khẩu trang để giảm nguy cơ lây lan vi rút để trấn an phi hành đoàn.

Hãng Thai Airways trang bị thuốc xịt khử trùng, yêu cầu phi hành đoàn đeo khẩu trang, găng tay trong chuyến bay đến Trung Quốc.

Korean Air Lines Co Ltd và Singapore Airlines đang cử thêm phi hành đoàn để thực hiện chuyến bay thẳng đến Trung Quốc rồi trở về ngay lập tức, tránh ở lại qua đêm.

Hãng Korean Air Lines Co Ltd cũng trang bị trang phục chống độc trên máy bay đề phòng tình huống tiếp viên hàng không phải chăm sóc hành khách bị nghi nhiễm vi rút Corona mới.

Nhiều hãng hàng không ở châu Á đang chứng kiến số lượng người đặt vé sụt giảm nghiêm trọng và nhiều vé bị hủy do dịch bệnh; và tình hình này được dự đoán có thể kéo dài trong vài tháng tới, theo Reuters.

Tiếp viên hàng không hãng Sri Lankan Airlines đeo khẩu trang tại sân bay quốc tế Bandaranaike, Sri Lanka ngày 30.1 - Ảnh: Reuters

Các nhà phân tích cho biết dịch viêm phổi Vũ Hán sẽ là mối đe dọa lớn nhất đối với ngành hàng không kể từ cuộc khủng hoảng dịch bệnh Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) năm 2003.

Air France, nơi duy trì các chuyến bay của Trung Quốc trong suốt đại dịch SARS, đã đình chỉ chuyến bay đến Bắc Kinh và Thượng Hải ngày 30.1 sau khi đội ngũ phi công và tiếp viên hàng không kịch liệt phản đối, yêu cầu dừng ngay lập tức.

Phúc Duy

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Ngành du lịch, bán lẻ lao đao vì vắng khách Trung Quốc (31/01/2020)

>   Trung Quốc thêm 43 người chết vì viêm phổi corona, WHO công bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu (31/01/2020)

>   Quảng cáo gel rửa tay diệt được virus Ebola, hãng Purell bị cảnh cáo (31/01/2020)

>   Viêm phổi Vũ Hán và bài toán kinh tế thế giới thoát phụ thuộc Trung Quốc (30/01/2020)

>   Virus corona lan rộng toàn cầu: Hàng loạt 'ông lớn' phải đóng cửa nhà hàng, nhà máy (30/01/2020)

>   Nhà hàng, doanh nghiệp châu Á tẩy chay khách Trung Quốc (30/01/2020)

>   Trung Quốc cảnh báo ổ dịch viêm phổi thứ hai (30/01/2020)

>   Cập nhật diễn biến virus corona: 170 người chết, 7.711 ca nhiễm (30/01/2020)

>   EU nghẹn ngào 'tiễn Anh lên đường' (30/01/2020)

>   Nhiều doanh nghiệp sẽ thiệt hại nặng vì không mua bảo hiểm dịch bệnh (30/01/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật