Thứ Bảy, 18/01/2020 14:40

Phá đường dây mua bán phần mềm gián điệp điện thoại trên mạng internet

Nghi phạm đăng ký là đại lý của 2 website để khai thác khách hàng. Khi cài đặt vào điện thoại, phần mềm nghe lén này có thể đánh cắp thông tin tài khoản ngân hàng, email, Viber, Zalo, Facebook các giao dịch internet banking.

Phá đường dây mua bán phần mềm gián điệp điện thoại trên mạng internet - Ảnh 1.
Nghi phạm chủ mưu, cầm đầu Trần Ngọc Đức tại cơ quan công an - Ảnh: Cơ quan công an

Sáng 18-1, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) cho biết vừa phối hợp Công an tỉnh Lâm Đồng triệt phá một đường dây mua bán phần mềm gián điệp điện thoại di động trên mạng internet tại Lâm Đồng, TP.HCM, Sơn La.

Cơ quan chức năng đã bắt nghi phạm Trần Ngọc Đức (30 tuổi, thường trú Đà Lạt, Lâm Đồng), người chủ mưu, cầm đầu đường dây này.

Khám xét nhà Đức, công an thu giữ 7 thẻ tài khoản ngân hàng, 1 máy tính xách tay, 6 điện thoại di động, 1 mô tô phân khối lớn, 1 ôtô.

Tính đến thời điểm bị bắt, Trần Ngọc Đức đã giao dịch mua bán phần mềm với hơn 1.200 khách hàng. Nghi phạm đã lập Fanpage Facebook thu hút hơn 4.610 lượt thích, hơn 5.350 người theo dõi và lập kênh Youtube với 14 video, có hơn 488.313 lượt xem để quảng cáo, mua bán phần mềm gián điệp điện thoại di động.

Tại cơ quan công an, Đức khai nhận đã đăng ký là đại lý của 2 website http://www.cell-phones-tracker.com/, https://tispy.net/ để khai thác lượng khách hàng mua phần mềm nghe lén tại Việt Nam.

Phần mềm này khi được cài đặt vào điện thoại di động có thể đánh cắp thông tin cá nhân như tài khoản ngân hàng, tài khoản Email, Viber, Zalo, Facebook; các giao dịch internet banking có thể bị kiểm soát mà chủ thể không hề hay biết.

Ngoài ra, phần mềm này còn ghi âm bí mật nội dung cuộc đàm thoại nghe, gọi. Và đáng lo ngại, toàn bộ thông tin, dữ liệu của các máy điện thoại bị cài đặt phần mềm nghe lén này được chuyển đến máy chủ lưu trữ tại nước ngoài.

Phá đường dây mua bán phần mềm gián điệp điện thoại trên mạng internet - Ảnh 2.
Tang vật công an thu giữ - Ảnh: Công an cung cấp

Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) khuyến cáo người sử dụng điện thoại di động khi thấy những dấu hiệu bất thường như máy điện thoại nóng, xử lý chậm; tốc độ tiêu thụ dữ liệu lớn; thời lượng pin sử dụng giảm xuống bất thường; tự động khởi động lại máy; các chức năng định vị GPS, wifi tự động bật thì phải kiểm tra các ứng dụng đã cài đặt trong máy hoặc đến cửa hàng điện thoại đề nghị hỗ trợ để không bị là nạn nhân của tội phạm này.

Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra đang điều tra, mở rộng vụ án.

Hành vi, mua bán, cài đặt phần mềm gián điệp vào máy điện thoại của người khác vi phạm điều 289 Bộ luật hình sự, tội "xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác", người phạm tội có thể bị phạt tù 7 - 12 năm và còn có thể bị phạt tiền đến 50.000.000 đồng.

DANH TRỌNG

Tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Thủ tướng: Nút thắt lớn nhất hạn chế sự phát triển là thể chế, nút thắt về tư duy (18/01/2020)

>   Vinfast bán được 17,000 ô tô trong năm 2019 (17/01/2020)

>   Taxi công nghệ chính thức không phải gắn hộp đèn (17/01/2020)

>   Thủ tướng: Việt Nam có cần Đặc khu kinh tế không? (17/01/2020)

>   Muốn tăng lương, phải giảm mạnh số công chức 'sáng cắp ô đi, tối cắp ô về' (17/01/2020)

>   19 tập đoàn, tổng công ty lãi trước thuế gần 100.000 tỷ đồng (17/01/2020)

>   Vì sao thêm lãnh đạo Nhà máy ô tô VEAM bị khởi tố, bắt giam? (17/01/2020)

>   Thủ tướng: Nếu không đầu tư phát triển sẽ thua cuộc ngay trên sân nhà (17/01/2020)

>   Cháy lớn tại tòa nhà Dầu khí Thanh Hóa, một người chết, 8 người ngạt khí (16/01/2020)

>   Phó Giám đốc nhà máy ô tô VEAM bị khởi tố (16/01/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật