Thứ Sáu, 10/01/2020 10:38

Năm 2019, xếp lại thứ hạng thị phần môi giới phái sinh

Khép lại năm 2019, thị phần môi giới của các công ty chứng khoán (CTCK) ghi dấu nhiều biến động, nhất là thứ hạng trong nhóm biến động mạnh so với năm 2018.

* Thị phần môi giới HNX quý 4/2019: ACBS bất ngờ dẫn đầu

* Nhiều ông lớn CTCK đánh mất thị phần trong năm 2019

* KBSV chính thức lọt top 10 thị phần môi giới chứng khoán tại HOSE

Theo thông tin công bố của HNX, trong quý 4, VPS tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu về thị phần môi giới trên thị trường phái sinh. Thị phần của Công ty này tiếp tục gia tăng so với quý trước, từ 55.92% lên 59.57%.

Song song với sự gia tăng thị phần của VPS, hầu hết thị phần của các CTCK còn lại đều bị thu hẹp. Đáng chú ý, thị phần của VNDirect và MBS lần lượt giảm từ 12.14% và 10.28% xuống còn 9.4% và 9.87%.

Về mặt thứ hạng, MBS hoán đổi vị trí với VNDirect và vươn lên xếp ở vị trí thứ 2, đẩy VNDirect xuống vị trí thứ 3. Trong khi đó, SSI cũng hoán đổi vị trí với HSC: SSI vươn lên vị trí thứ 4, đẩy HSC xuống vị trí thứ 5.

Ở top dưới, Yuanta giữ vị trí thứ 8 với thị phần 1.12%. Việc công ty lọt vào top 10 đã đẩy VDSC ra khỏi top 10.

Thị phần môi giới phái sinh trong quý 4/2019

Năm 2019, VPS dẫn đầu thị phần giao dịch phái sinh, các vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về VNDirect, MBS, HSCSSI.

Trong năm, tình hình thị phần biến động mạnh với thứ hạng của các CTCK được xếp lại đáng kể. VPS tăng tới 4 bậc lên vị trí đầu tiên. Thị phần của công ty này cũng tăng vọt từ 13.61% lên 49.87%.

Trong khi đó, Mirae Asset và FPTS đồng loạt tăng mạnh 6 bậc, lọt vào top 10 thị phần. Tuy cải thiện nhiều nhưng mức thị phần của hai đơn vị này vẫn còn khiêm tốn, lần lượt chiếm 2.3% và 1.09%.

Thị phần môi giới phái sinh trong năm 2019

Tình hình thị phần của các “ông lớn” CTCK lại khá ảm đạm. MBS, VNDirect, SSIHSC đều chung cảnh sụt giảm mạnh về thị phần. Diễn biến này một phần có thể do việc ngày càng có nhiều đơn vị tham gia thị trường phái sinh hơn dẫn tới miếng bánh bị chia nhỏ. Tính đến cuối năm 2019, số công ty chứng khoán thành viên trên thị trường phái sinh là 19 công ty, tăng mạnh so với con số 13 cuối năm 2018.

Đồng thời, chiến lược miễn phí phái sinh vẫn đang phát huy hiệu quả thể hiện qua việc thị phần của VPS liên tục mở rộng là một trong những nguyên nhân khiến thị phần của các “ông lớn” bị thu hẹp.

Chí Kiên

FILI

Các tin tức khác

>   Nhịp đập Thị trường 10/01: Tiến sát mốc 970 điểm (10/01/2020)

>   Chứng khoán Việt Nam: Một thập kỷ nhìn lại (24/01/2020)

>   E1VFVN30: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 10/01/2020 (10/01/2020)

>   FUESSV50: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 10/01/2020 (10/01/2020)

>   DGT: Bản Công bố thông tin chỉnh sửa lần 1 (10/01/2020)

>    10/01: Đọc gì trước giờ giao dịch? (10/01/2020)

>   VPS: Quyết định của UBCKNN về việc sửa đổi Quyết định thay đổi tên gọi Phòng giao dịch Sài Gòn (09/01/2020)

>   GAB: Thông báo giao dịch cổ phiếu của Người nội bộ Trần Thị Thúy, Lâm Đức Toàn, Lê Văn Minh và Nguyễn Công Nam (09/01/2020)

>   TMS: Thông báo giao dịch cổ phiếu của Người nội bộ Bùi Minh Tuấn (09/01/2020)

>   HVX: Thông báo quyết định của Cục thuế Thành phố Đà Nẵng về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế (09/01/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật