Thứ Tư, 22/01/2020 13:21

Khổ sở như rút tiền tại các cây ATM ngày cận Tết

Hai ngày làm việc cuối cùng trước khi nghỉ Tết, nhiều cây ATMTP HCM tấp nập giao dịch, nhu cầu tăng cao khiến nhiều máy bị lỗi hoặc hết tiền đột xuất.

* ATM cố thông vẫn nghẽn

* Lạ đời, cả huyện không có máy ATM nhưng buộc cán bộ nhận lương qua thẻ

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động ngày 27 và sáng 28 Tết, lượng khách đến giao dịch tại các ngân hàng thương mại tăng cao, tại nhiều chi nhánh, phòng giao dịch khách hàng phải xếp hàng dài chờ đến lượt. Nhiều máy ATM cũng rơi vào tình trạng hết tiền, khách hàng bị nuốt thẻ, trừ tiền trong tài khoản nhưng chưa nhận được tiền…

Ngày 21-1, tức 27 Tết, phóng viên ghi nhận hàng chục người xếp xếp hàng rút tiền tại 4 máy ATM Vietcombank trên đường Bùi Thị Xuân, quận 1. Tuy nhiên, chỉ có 3 máy hoạt động và máy còn lại báo hư.

Khổ sở như rút tiền tại các cây ATM ngày cận Tết - Ảnh 1.
Khổ sở như rút tiền tại các cây ATM ngày cận Tết - Ảnh 2.
Khổ sở như rút tiền tại các cây ATM ngày cận Tết - Ảnh 3.
Dòng người xếp hàng dài ở các cây ATM để rút tiền. Ảnh: Thy Thơ

Nhân viên bảo vệ chi nhánh này cho hay nhiều ngày qua, ATM hoạt động liên tục từ 6 - 22 giờ và gần như quá tải. Nhân viên ngân hàng phải liên tục nạp tiền vì chỉ trong vài giờ giao dịch là hết tiền. Còn ATM bị hỏng hóc có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Khi đó, ngân hàng phải mất nhiều giờ mới khắc phục xong nhưng vẫn bảo đảm trong vòng 24 giờ ATM phải hoạt động trở lại.

Cách đó khoảng 50m, hai máy ATM của Ngân hàng Đông Á lại thưa thớt người rút tiền. Bốn máy ATM đặt gần giao lộ Nguyễn Thị Minh Khai - Cách Mạng Tháng 8 cũng vắng bóng người giao dịch.

Dọc theo đường Quang Trung, Nguyễn Oanh (quận Gò Vấp) dù có đến hàng chục điểm giao dịch ATM nhưng chỉ có các ATM đặt tại phòng giao dịch của VPBank và nhà máy ISUZU mới có đông người rút tiền. Thậm chí, lúc 12 giờ ngày vẫn có nhiều chủ thẻ xếp hàng rút tiền, làm cho các máy ATM tại 2 địa điểm này phải chạy liên tục, có nguy cơ hết tiền, hỏng hóc.

Khổ sở như rút tiền tại các cây ATM ngày cận Tết - Ảnh 4.
Một số máy ATM hư hỏng, hết tiền do lượng người rút tiền quá đông. Ảnh: Thy Thơ

Tương tự, tại KCN Tân Bình, phần lớn người dân tập trung rút tiền tại 6 máy ATM đặt tại Vietcombank chi nhánh Tân Bình. Trong khi đó, các máy ATM nằm gần chi nhánh này lại khá vắng vẻ.

Còn những cây ATM tại KCN Tân Thuận (quận 7), từ 17-20 giờ mỗi ngày có khá đông người rút tiền nhưng phóng viên ghi nhận không thấy trục trặc hay hết tiền do các máy này nằm gần chi nhánh của nhiều ngân hàng, nhân viên ngân hàng thường xuyên khảo sát, kiểm tra nên mỗi khi ATM gần hết tiền hoặc hư hỏng đều được xử lý kịp thời.

Mặt khác, các doanh nghiệp trong KCN Tân Thuận đã chi trả lương, tiền thưởng cho người lao động cách đây 10 ngày nên phần lớn công nhân không dồn dập rút tiền ATM trong 2 ngày làm việc cuối cùng (27 và 28 tháng Chạp).

Một số ngân hàng cho biết nhu cầu rút tiền vào những ngày gần Tết tăng gấp 3-4 lần so với ngày thường nên nhiều ngân hàng ưu tiên cho người sử dụng thẻ do ngân hàng mình phát hành. Do đó, khách hàng ngân hàng này không thể rút tiền ở ATM của ngân hàng khác như trước nữa, buộc phải di chuyển đến máy khác, làm cho nhiều máy ATM "nóng lạnh" cục bộ.

Khổ sở như rút tiền tại các cây ATM ngày cận Tết - Ảnh 5.
Khổ sở như rút tiền tại các cây ATM ngày cận Tết - Ảnh 6.
Một số cây ATM lại rất thưa thớt người giao dịch. Ảnh: Thy Thơ

Theo tìm hiểu của phóng viên, những ngày gần đây, ngân hàng nào cũng tấp nập nạp tiền, phòng chống nghẽn ATM. Nhưng do nhu cầu rút tiền tăng đột biến nên rất khó tránh khỏi ATM bị trục trặc. Đặc biệt, không ít máy ATM giao dịch xuyên đêm nên dù ngân hàng đã tiếp tiền vào cuối ngày nhưng đến sáng hôm sau lại hết sạch tiền.

Nhiều ngân hàng cho biết tại TP HCM, dọc theo các tuyến đường, khu dân cư, trung tâm thương mại mạng lưới ATM được bố trí khá nhiều… đồng thời ngân hàng luôn có đội ngũ tiếp tiền, bảo trì ATM thường trực trước, trong và sau Tết. Vì thế, nếu ATM bị trục trặc thì chủ thẻ di chuyển vài trăm mét sẽ có điểm ATM khác để giao dịch.

Không chỉ hệ thống ATM quá tải mà tại quầy giao dịch, chi nhánh nhiều ngân hàng, lượng khách đến giao dịch cũng đông hơn ngày thường. Ngày 21-1 (tức 27 tháng Chạp), nhân viên giao dịch chi nhánh Eximbank ở quận 3, cho hay sáng giờ khách ra vào tấp nập, tăng cao so với ngày trước. Nhu cầu giao dịch từ gửi tiền tiết kiệm, mở tài khoản, chuyển tiền trả đối tác, khách hàng… gia tăng dịp cuối năm, trước khi hệ thống ngân hàng nghỉ Tết.

Nhiều người bị ATM nuốt thẻ, lỗi giao dịch

Không chỉ hệ thống ATM, nhiều người cũng phản ánh giao dịch trên NH điện tử (Internet Banking, Mobile Banking) những ngày này khó khăn hơn, mạng chập chờn và thời gian giao dịch lâu hơn. Theo anh Phạm Khanh (làm việc tại quận 3), vài ngày nay, anh chuyển tiền trên Mobile Banking của Eximbank mất thời gian hơn, một vài giao dịch không thành công. Nhiều khách hàng khác cũng gặp tình trạng tương tự.

Thy Thơ - Thái Phương

Người lao động

Các tin tức khác

>   Sacombank vượt 21.4% kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2019  (22/01/2020)

>   Lợi nhuận ngân hàng năm 2019 lên tầm cao mới (22/01/2020)

>   Xếp hàng cả giờ để giao dịch ngân hàng ngày cuối năm (22/01/2020)

>   Cận Tết, coi chừng mất tiền trong tài khoản (21/01/2020)

>   SeABank bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc mới (21/01/2020)

>   Cơ chế phân bổ room tín dụng đang dần lỗi thời (21/01/2020)

>   [Infographic] Top 10 ngân hàng phát hành trái phiếu nhiều nhất năm 2019 (30/01/2020)

>   [Infographic] Cuộc đổi ngôi lãnh đạo ngân hàng năm 2019 (24/01/2020)

>   NCB: Lợi nhuận sau thuế năm 2019 tăng 14%  (20/01/2020)

>   ATM cố thông vẫn nghẽn (20/01/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật