Thứ Tư, 08/01/2020 06:37

Dầu có phiên sụt giảm đầu tiên trong 4 phiên khi căng thẳng Trung Đông dịu bớt

Các hợp đồng dầu thô tương lai quay đầu suy giảm vào ngày thứ Ba (07/01) sau khi tăng 3 phiên trước đó lên đỉnh cao nhiều tháng, với lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung dầu thô ở Trung Đông sau vụ Mỹ giết hại một vị tướng Iran hồi cuối tuần trước tạm thời lắng xuống, MarketWatch đưa tin.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2 trên sàn Nymex lùi 57 xu (tương đương 0.9%) xuống 62.70 USD/thùng, sau khi khép phiên ngày thứ Hai (06/01) tại mức cao nhất kể từ ngày 01/05/2019, dữ liệu từ Dow Jones Market cho thấy.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 3 trên sàn Luân Đôn mất 64 xu (tương đương 0.9%) còn 68.27 USD/thùng, một ngày sau khi hợp đồng này đóng cửa tại mức cao nhất kể từ ngày 16/09/2019.

Bất chấp đà suy yếu trong ngày thứ Ba, dầu WTI đã tăng 2.7% và dầu Brent vọt hơn 3% từ đầu tháng này cùng với những lo ngại rằng căng thẳng ở Trung Đông cuối cùng có thể bùng phát.

“Từ góc độ thị trường, việc không có phản ứng tức thời hoặc leo thang trực tiếp có thể đã loại bỏ một số rủi ro phía trước, nhưng mối đe dọa chính vẫn là khả năng Iran nhắm mục tiêu đến việc vận chuyển dầu ở eo biển Hormuz hoặc các cơ sở sản xuất/ xuất khẩu dầu ở Ả Rập Saudi”, Robbie Fraser, Chuyên gia phân tích hàng hóa cấp cao tại Schneider Electric, nhận định.

Mỹ, bao gồm Bộ An ninh Nội địa và Cục Hàng Hải, đã đưa ra cảnh báo về những mối đe dọa tiềm tàng đối với các trang web và tàu thuyền Mỹ ở Vịnh Ba Tư sau cuộc không kích ở Iraq hôm thứ Sáu tuần trước (03/01) đã làm thiệt mạng Tướng Soleimani của Iran. Quân đội Mỹ ở Trung Đông được đặt trong tình trạng báo động cao vào tối ngày thứ Hai (06/01) để có thể bắn hạ máy bay không người lái của Iran trong bối cảnh những mối đe dọa có thể xảy ra tấn công các mục tiêu Mỹ, CNN đưa tin.

Trong khi đó, một cuộc thăm dò gần đây của Reuters cho thấy các thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đang có mức tuân thủ cao hơn với thỏa thuận cắt giảm sản lượng toàn cầu. Theo đó, các thành viên OPEC sản xuất 29.50 triệu thùng/ngày trong tháng 12/2019, giảm 50,000 thùng/ngày so với tháng 11/2019.

Tháng trước, OPEC cùng với các đồng minh, được gọi chung là nhóm OPEC+, đã đồng ý cắt giảm bổ sung để đưa tổng sản lượng cắt giảm của nhóm lên 1.7 triệu thùng/ngày, bao gồm mức cắt giảm hiện tại là 1.2 triệu thùng/ngày với với mức sản lượng hồi tháng 10/2018.

Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng xăng giao tháng 2 lùi 1.8% xuống 1.7222 USD/gallon. Hợp đồng dầu sưởi giao tháng 2 hạ 0.07% xuống 2.0324 USD/gallon.

Trong khi đó, hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 2 tiến 1.3% lên 2.162 USD/MMBtu.

An Trần

FILI

Các tin tức khác

>   Bộ Công thương gỡ điểm nghẽn cho điện mặt trời áp mái (07/01/2020)

>   Căng thẳng tại Trung Đông đẩy giá dầu lên đỉnh cao nhiều tháng (07/01/2020)

>   Dầu Brent chạm mốc 70 USD khi căng thẳng leo thang (06/01/2020)

>   Dầu Brent tăng 3.6% sau vụ không kích của Mỹ (04/01/2020)

>   Giá dầu tăng vọt gần 4% sau thông tin về vụ không kích ở Baghdad (03/01/2020)

>   Dầu khởi đầu năm 2020 với đà tăng nhẹ (03/01/2020)

>   Giá điện mặt trời áp mái có thể dưới 2.000 đồng một kWh (02/01/2020)

>   Ngưng xây dựng nhà máy nhiệt điện than để bảo vệ sức khỏe người Việt (02/01/2020)

>   Dầu có năm tăng mạnh nhất kể từ năm 2016 (01/01/2020)

>   Giá gas tăng sốc ngày đầu năm 2020 (31/12/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật