Thứ Năm, 02/01/2020 17:49

Chuyên gia PwC: ‘Doanh nghiệp Việt đang đánh đổi hiệu quả sử dụng vốn lưu động lấy tăng trưởng doanh thu’

Nhận xét về hiệu quả quản lý vốn lưu động ở doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, ông Mohammad Mudasser, Lãnh đạo Dịch vụ tư vấn Quản lý vốn lưu động của PwC Việt Nam nhấn mạnh rằng: “Hiệu quả sử dụng vốn lưu động đã và đang bị đánh đổi để đạt được tăng trưởng doanh thu, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng lực hoạt động bền vững của doanh nghiệp”.

Khoảng 24,1 tỷ USD tiền mặt hiện đang bị tồn đọng trong vốn lưu động thuần của các doanh nghiệp tại Việt Nam.

PwC Việt Nam vừa công bố báo cáo nghiên cứu mới nhất - “Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản" lần 2. Báo cáo được thực hiện trên cơ sở phân tích tình hình quản lý vốn lưu động của 509 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam tính theo doanh thu, thuộc 15 nhóm ngành khác nhau trong 4 năm gần nhất.

Hơn 500 doanh nghiệp nói trên đã và đang được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) trong suốt 4 năm qua.

Theo PwC, tốc độ tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn năm tài chính 2017-2018 ở mức hai con số, đạt 15%. Tuy nhiên, biên lợi nhuận chưa tăng trưởng ở mức tương ứng do kém hiệu quả trong việc quản lý chi phí.

Kết quả là, tỷ suất sinh lời trên vốn dài hạn (ROCE) của các doanh nghiệp trong phạm vi nghiên cứu tiếp tục xu hướng suy giảm, riêng trong năm 2018 đã giảm 6,7 điểm phần trăm. Cơ hội giải phóng tiền mặt lên đến 11,3 tỷ USD trong năm tài chính 2018. Khoảng 24,1 tỷ USD tiền mặt hiện đang bị tồn đọng trong vốn lưu động thuần của các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Báo cáo của PwC chỉ ra rằng nhu cầu vốn lưu động chủ yếu đang được tài trợ bằng nợ vay ngắn hạn thay vì nỗ lực giải phóng tiền mặt từ hoạt động của doanh nghiệp. Số ngày C2C (chu kỳ tiền mặt) năm tài chính 2018 đạt 67 ngày, tăng 2 ngày so với 2017, chủ yếu là do sự sụt giảm của chu kỳ khoản phải trả người bán của doanh nghiệp.

“Những doanh nghiệp tăng trưởng nhanh (với tăng trưởng doanh thu bốn năm gần nhất cao hơn mức trung vị trong bốn năm gần nhất) gia tăng việc sử dụng nợ vay ngắn hạn, với CAGR nợ vay ngắn hạn bốn năm gần nhất ở mức 13,5%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng doanh thu. Việc này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho khả năng hoạt động bền vững của doanh nghiệp”, PwC cho biết.

So sánh với các nước, PwC cho biết hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp tại Việt Nam tiếp tục kém hơn đa số các nước thuộc khu vực Châu Á cũng như các khu vực và quốc gia phát triển như Châu Âu, Mỹ và Châu Úc. Doanh nghiệp Việt Nam có C2C cao hơn 9 ngày so với trung vị châu Á và cao hơn đến 13 ngày so với Malaysia.

Đáng chú ý, bên cạnh lượng tiền mặt bị tồn đọng trong vốn lưu động thuần tăng gấp đôi chỉ sau 1 năm, cũng như sự suy giảm của chu kỳ tiền mặt C2C, mức chênh lệch gần như tương phản giữa chỉ số tăng doanh thu (15%) và biên lợi nhuận (3%) ở các doanh nghiệp tại Việt Nam làm nổi cộm lên gánh nặng về chi phí vận hành.

Cẩm Thư

VietnamFinance

Các tin tức khác

>   Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: 'Bắt tận tay day tận trán, không thể để tự tiện ban hành' (02/01/2020)

>   Ngưng xây dựng nhà máy nhiệt điện than để bảo vệ sức khỏe người Việt (02/01/2020)

>   Bộ Giao thông tiếp tục kiến nghị tăng phí BOT, dùng vốn ACV sửa sân bay (02/01/2020)

>   Đà Nẵng kiến nghị tăng giá nước lên 11-20,8% (02/01/2020)

>   Xuất khẩu năm 2020: Cách nào để đạt 300 tỷ USD? (02/01/2020)

>   Hàng loạt chính sách mới quan trọng có hiệu lực ngay đầu 2020 (01/01/2020)

>   Năm 2019, số doanh nghiệp thành lập mới đạt kỷ lục hơn 138.000 (01/01/2020)

>   Dữ liệu cá nhân: Ai mua - Ai bán? (31/12/2019)

>   5 kiến nghị quan trọng của TP.HCM (31/12/2019)

>   Thành ủy TP.HCM kỷ luật hàng loạt sếp doanh nghiệp (30/12/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật