Thứ Tư, 08/01/2020 08:34

Bước chuyển mình của Tập đoàn xây dựng Hòa Bình

Trong 10 phiên gần đây, CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC) tăng gần 15% từ mức giá thấp nhất được thiết lập ngày 25/12/2019. Lực cầu dẫn dắt không chỉ đến từ các nhà đầu tư trong nước mà giai đoạn này đã xuất hiện sự tham gia mua vào của các nhà đầu tư nước ngoài. Sự hồi phục về giá của HBC gây bất ngờ cho các nhà đầu tư trên thị trường vì trong cách nhìn của nhiều nhà đầu tư khó khăn của ngành xây dưng vẫn còn đó. Vậy đâu là câu trả lời, những khó khăn của Hòa Bình đã được chiết khấu hết vào giá? Và sự trở lại của Hòa Bình trong năm 2020?

Có thể nói những biến động ngắn hạn của HBC trong 2 năm 2018 - 2019 là “khá ngắn” so với một quá trình 13 năm có mặt ở trên HOSE. Tháng 12/2006, HBC bắt đầu niêm yết trên sàn HOSE với vốn điều lệ 56 tỷ đồng. Hiện tại con số này đã lên tới hơn 2,300 tỷ đồng.

Nhìn lại quá trình tăng trưởng của HBC có thể nói là tăng trưởng thần tốc về doanh thu, lợi nhuận và tổng tài sản. Cụ thể, từ 2014 tới 2018 doanh thu, lợi nhuận và tổng tài sản đã lần lượt tăng từ 3,670 tỷ đồng lên 18,103 tỷ đồng (tăng 393%); 74 tỷ đồng lên 691 tỷ đồng (tăng 835%), 5,494 tỷ đồng lên 14,851 tỷ đồng (tăng 170%).

Vấn đề cấp phép xây dựng bị vướng mắc ở 2 thành phố Hà Nội và Tp.HCM tác động khá lớn đến các doanh nghiệp ngành xây dựng. Các báo cáo lợi nhuận của 2 doanh nghiệp xây dựng đầu ngành là HBC và CTCP Xây dựng Coteccons (HOSE: CTD) đều khá tiêu cực trong năm 2019. Lợi nhuận các quí trong năm 2019 của 2 doanh nghiệp này thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước.

Diễn biến giá cổ phiếu HBC kế từ khi lên sàn

Cổ phiếu ngành xây dựng là cổ phiếu chu kỳ, thực sự thì nhóm cổ phiếu ngành này đã có quá trình điều chỉnh khá dài từ quý 4/2017.

Với mức giá tạo đỉnh vùng 38,000 - 40,000 (giá tính sau khi chia tách). Trải qua gần 3 năm, giá HBC giảm gần 70% về thị giá với những khó khăn nội tại của ngành nhưng HBC vẫn luôn được nhà đầu tư quan tâm, thu hút mạnh dòng tiền, 1 đại diện tiêu biểu và là đầu ngành của nhóm Mid Cap.

Trong 10 phiên gần đây, HBC tăng gần 15% từ mức giá thấp nhất được thiết lập ngày 25/12/2019. Lực cầu dẫn dắt không chỉ đến từ các nhà đầu tư trong nước mà giai đoạn này đã xuất hiện sự tham gia mua vào của các nhà đầu tư nước ngoài. Sự hồi phục về giá của HBC gây bất ngờ cho các nhà đầu tư trên thị trường vì trong cách nhìn của nhiều nhà đầu tư khó khăn của ngành xây dưng vẫn còn đó.

Vậy đâu là câu trả lời, những khó khăn của Hòa Bình đã được chiết khấu hết vào giá? Và sự trở lại của Hòa Bình trong năm 2020?

Hòa Bình sẽ trở lại mạnh mẽ trong năm 2020

Những khó khăn nội tại của Hòa Bình được các nhà đầu tư nhìn nhận ở 3 khía cạnh. Đó là khoản phải thu đang tăng lên, vấn đề dư nơ vay và cuối cùng là dòng tiền.

Ba vấn đề nổi cộm nêu trên, liệu Hòa Bình đã giải quyết được trong hơn 2 năm qua. Hay nói cách khác những khó khăn đã đi qua và Hòa Bình sẽ trở lại với một chu kỳ tăng trưởng mới.

Tín hiệu tích cực trong quá trình thu hồi nợ

Theo chuẩn mức kế toán quốc tế ISA 11, chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), "Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng" được ghi nhận cùng lúc với doanh thu.  Khoản mục này dùng để ghi nhận phần trăm công việc mà Hòa Bình đã hoàn thành và được xác minh bởi bên tư vấn thứ ba, nhưng chưa lập hóa đơn cho khách hàng.

Trong khi đó, "Phải thu khách hàng" được chuyển từ "Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng" đã lập hóa đơn và chuyển đến khách hàng. Theo đó, khách hàng có nghĩa vụ phải thanh toán cho Hòa Bình và bất kỳ khoản thanh toán chậm nào sẽ bị phạt.

 

Mặc dù khoản phải thu lớn, nhưng chất lượng các khoản phải thu của Hòa Bình đã có sự cải thiện đáng kể khi mà các khoản phải thu theo tiến độ (chưa xuất hóa đơn) đã giảm mạnh về cả giá trị lẫn tỷ lệ. Sau khi hoàn thành toàn bộ các hồ sơ thanh toán, khoản công nợ sẽ được chuyển từ mục "Phải thu theo tiến độ hợp đồng" sang mục "Phải thu khách hàng". Đây là khoản nợ đã được xác nhận của khách hàng và sẽ được thanh toán theo thời hạn trong hợp đồng. Trong quý 4/2019 HBC đã thu hồi được gần 5,100 tỉ đồng. Trung bình tháng 10, 11 bình quân mỗi tháng 1,500 tỉ đồng, đặc biệt tháng 12 công tác thu hồi được tập trung triển khai mạnh mẽ nhất đã thu được hơn 2,100 tỉ đồng.

Trong thực tế kinh doanh, không phủ nhận có câu chuyện chủ đầu tư chiếm dụng vốn của nhà thầu, nhưng tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong giai đoạn từ 2014 - 2018 của HBC vẫn luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng khoản phải thu. Kể từ năm 2018, HBC bắt đầu công khai tuổi nợ.

Năm 2019 dù tình hình thị trường BĐS - xây dựng có nhiều khó khăn nhưng 9 tháng đầu năm doanh thu của HBC vẫn tăng trưởng 8% thì tổng nợ có tuổi hơn 6 tháng đang giảm dần. Đặc biệt nhóm nợ có tuổi nợ từ 2 - 3 năm và trên 3 năm giảm rất mạnh. Tổng nợ có tuổi từ 2 - 3 năm trong năm 2019 giảm hơn 72.6%. Tổng nợ có tuổi 3 năm cũng giảm hơn 75.15%.

Tuổi thọ nợ của HBC

Cơ cấu lại doanh mục khách hàng tập trung chủ đầu tư uy tín, có tính khả thi cao, tiềm lực tài chính mạnh

Năm 2019 Tập Đoàn Hòa Bình thực hiện cơ cấu lại danh mục khách hàng, tập trung hơn nữa vào các chủ đầu tư uy tín, các dự án có tính khả thi cao và có nguồn tài trợ rõ ràng. Với khoản nợ kéo dài lâu nay, HBC đang làm việc với từng chủ đầu tư để lên phương án thu hồi nợ. Có trường hợp tính toán đến phương án kiện ra tòa.

Những khách hàng lớn của Hòa Bình trong năm 2019
Những chủ đầu tư uy tín, tiềm lực tài chính mạnh.

Chiến lược cấu trúc vốn, cải thiện dòng tiền

Dòng tiền kinh doanh của Hòa Bình tiếp tục là một mối quan tâm lớn đối với nhà đầu tư khi liên tục ghi nhận âm trong thời gian gần đây. Trung tuần tháng 12/2019, Ban Lãnh Đạo Tập Đoàn Xây Dựng Hòa Bình có chuyến thăm và làm việc với các tập đoàn và quỹ đầu tư tại Hàn Quốc. Chuyến đi này nằm trong chiến lược cấu trúc vốn, cải thiện dòng tiền của Tập Đoàn.

Trung tuần tháng 12/2019 Ban lãnh đảo HBC tiếp xúc gần 10 tập đoàn quỹ đầu tư lớn nhất của Hàn Quốc tại Seoul

Tuy nhiên, từ 2020, HBC đã có phương án để cải thiện vấn đề dòng tiền. Theo đó, Hòa Bình có kế hoạch khoản phát hành 50 triệu USD trái phiếu chuyển đổi (khoảng 1,200 tỷ đồng), nhằm thanh toán nợ ngắn hạn, bổ sung vốn lưu động cuối năm và dùng phần tiền còn lại tái đầu tư cho công ty thành viên, phát triển mảng hạ tầng công nghiệp và tái cơ cấu mảng sản xuất vật liệu xây dựng để tạo thành chuỗi giá trị, hoàn thiện hoạt động kinh doanh cốt lõi của Tập đoàn.

Dư nợ vay ngân hàng của HBC cũng bắt đầu có tín hiệu giảm từ quý 4/2019. So với mức dư nợ bình quân các quí trước khoảng trên 5,200 tỉ thì quí 4 bắt đầu có tín hiệu giảm hơn 10%. Dòng tiền HDKD của Hòa Bình đã khởi sắc hơn.

Động lực tăng trưởng của HBC trong giai đoạn 2020-2025

Bất động sản công nghiệp hiện là lĩnh vực hấp dẫn trong năm 2019 khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ngày càng phức tạp. Cuộc so găng này góp thêm chất xúc tác giúp Việt Nam lọt vào tầm ngắm của nhiều nhà sản xuất nước ngoài, ít nhiều giúp Việt Nam hưởng lợi bởi các nhà sản xuất sẽ dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang các quốc gia Đông Nam Á có chi phí thấp hơn. Đây sẽ là một trong những mãng Hòa Bình đẫy mạnh phát triển trong năm 2020 và các năm tiếp theo.

Các cao ốc đang được hối hả xây dựng trên khu đô thị Thủ Thiêm - Phố Đông của Tp.HCM. Một Việt Nam hùng cường với những tòa cao ốc chọc trời, hạ tầng phát triển mạnh mẽ.

Cơ cấu lợi nhuận của Hòa Bình trong các năm tiếp theo sẽ hạ dần tỉ trọng nhóm xây dựng dân dựng. Cơ cấu lợi nhuận trong năm 2020 gồm 60 - 65% từ mảng xây dựng dân dụng và xây dựng công nghiệp, hạ tầng sẽ tăng tỉ trọng dần lên từ 35% - 40%.

Để tham gia trong mảng xây dựng hạ tầng, công nghiệp, HBC đã tiến hành mua phần vốn 57% của Công ty 479 - đơn vị này được tách ra từ Tổng công ty Cienco4, chuyên về thi công hạ tầng, có bề dày kinh nghiệm ở những công trình hạ tầng quy mô trong cả nước, sở hữu lượng khách hàng lớn về lĩnh vực hạ tầng.

FILI

Các tin tức khác

>   SFI: Báo cáo về sở hữu của cổ đông lớn CTCP Đầu tư NMVT (07/01/2020)

>   LIG: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt (07/01/2020)

>   PSL: Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (07/01/2020)

>   SCC: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2020 (07/01/2020)

>   SDN: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt (07/01/2020)

>   E1VFVN30: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 06/01/2020 (07/01/2020)

>   YBM: Nghị quyết HĐQT về việc thông qua chuyển nhượng cổ phần Công ty thiết bị điện và khoáng sản YB (07/01/2020)

>   HNX: Danh sách chứng khoán đăng ký giao dịch của Bảng Cảnh báo nhà đầu tư tại ngày 08/01/2020 (07/01/2020)

>   PGC: Nghị quyết HĐQT về việc tạm giao kế hoạch SXKD năm 2020 (07/01/2020)

>   FUESSV50: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 06/01/2020 (07/01/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật