Ai đã thúc đẩy cơn sóng tăng giá trên chứng khoán Mỹ?
Dạo gần đây, điệp khúc “gần chạm kỷ lục” lặp đi lặp lại quá thường xuyên đến nỗi nghe cứ như một cái máy phát nhạc bị hư.
Đối với những độc giả sinh ra sau kỷ nguyên đĩa than (vinyl), cụm từ này ám chỉ những lúc chiếc kim của đầu đĩa than bị mắc kẹt trong rãnh và khiến âm thanh bị lặp đi lặp lại cho đến khi bạn phải đứng dậy tắt máy hoặc quăng luôn cái máy vào tường với tâm thế đầy bực tức.
Chuỗi lập kỷ lục mới gần đây của S&P 500, Dow Jones và Nasdaq cũng làm nảy sinh một câu hỏi: Ai đứng đằng sau làn sóng mua cổ phiếu hiện nay? Giả định đầu tiên của tác giả là những nhà đầu tư sở hữu danh mục không có tỷ suất sinh lợi cao – vì không đầu tư mạnh vào cổ phiếu Mỹ trong một năm mà S&P 500 tăng tới 31.5% – có thể nhảy vào mua cổ phiếu Mỹ.
Nhóm nhà đầu tư tổ chức lớn nhất tại Mỹ là những quỹ hưu trí cấp thành phố và Nhà nước. Để có cái nhìn rõ hơn về quy mô của những quỹ này, hãy xem xét đến quỹ hưu trí của bang California và NewYork vốn nắm giữ tổng cộng gần 600 tỉ USD và xét trên hệ thống toàn nước Mỹ, các quỹ này sở hữu tổng cộng hơn 4 ngàn tỉ USD tài sản. Việc nâng một vài điểm phần trăm cho cổ phiếu chắc chắn sẽ đẩy thị trường chứng khoán tăng mạnh.
Không may là giả định của tác giả về các quỹ hưu trí không được chính xác. Những người đứng đầu quỹ hưu trí Nhà nước đang làm điều ngược lại với giả thuyết của tác giả và tiếp tục giảm bớt tỷ lệ đầu tư vào thị trường cổ phiếu Mỹ.
Theo nguồn tin thân cận với các văn phòng hưu trí Chính phủ, một quỹ công điển hình tại Mỹ đã và đang giảm bớt tỷ lệ phân bổ cho đầu tư cổ phiếu Mỹ trong vài năm qua, chuyển sang đầu tư vốn cổ phần tư nhân (PE). Chẳng hạn, quỹ Calperschỉ giữ 24% tỷ trọng đầu tư vào cổ phiếu Mỹ, trong khi bang Massachusettschỉ ở khoảng 13-19%.
Những nhà đầu tư nhỏ lẻ?
Khi những tổ chức bao gồm cả các quỹ hưu trí Nhà nước, quỹ hiến tặng của các trường đại học và các quỹ tương hỗ đang là những tổ chức bán ròng cổ phiếu Mỹ, vậy thì ai có thể đứng đằng sau đà tăng ổn định hiện tại? Có thể là các nhà đầu tư cá nhân chiếm 20% thị trường chứng khoán Mỹ, khoảng 7 ngàn tỉ USD. Nhóm này đã tăng tỷ trọng đầu tư vào danh mục cổ phiếu trong năm 2019.
Theo nghiên cứu của Goldman Sachs, những nhà đầu tư cá nhân có tỷ lệ phân bổ cho cổ phiếu tương đương với năm 2007, chỉ kém hơn thời điểm bong bóng dotcom năm 2000, ám chỉ rằng dòng mua vào từ các nhà đầu tư cá nhân không có khả năng đóng vai trò thúc đẩy diễn biến giá hiện tại. Các quỹ Chính phủ – một nhóm có lượng vốn lớn khác – đã tăng phân bổ vào vốn cổ phần tư nhân nhưng lại giảm tỷ trọng đầu tư vào cổ phiếu.
Theo đó, chỉ còn hai nhóm người mua khác có khả năng đẩy chỉ số lên cao hơn là: Bản thân các công ty đại chúng và các quỹ đầu cơ. Nguồn cung cổ phiếu Mỹ co hẹp vì những đợt mua đứt các công ty vốn cổ phần tư nhân, thâu tóm và mua lại cổ phiếu và đây được thừa nhận là một yếu tố quan trọng góp phần đẩy giá cổ phiếu tăng. Tình trạng này có thể tiếp diễn trong năm 2020.
Các quỹ đầu cơ?
Nhà đầu tư có thể không chú ý đến việc các quỹ đầu cơ thay đổi tỷ lệ phân bổ vốn – một yếu tố có thể thúc đẩy thị trường chứng khoán.
Trong năm 2019, một quỹ đầu cơ cổ phiếu trung bình của Mỹ mang về tỷ suất sinh lợi 15.3% trong năm 2019, thấp hơn nhiều so với mức tăng của S&P 500 là 31.5% - nhiều trong số các nhà quản lý có thành quả kém không thể nào đưa ra lý do hợp lý cho cấu trúc phí 2% và 20%, nhất là khi so với mức phí thấp của các quỹ chỉ số. Có lời đồn cho rằng nhiều quỹ đang cân nhắc chuyển sang vị thế mua nhiều hơn. Trong tuần trước, một quỹ đầu cơ tập trung vào mảng công nghệ - vốn có thành quả cao trong quá khứ - đã thông báo thành lập 1 quỹ chỉ đầu tư vào vị thế mua.
Hiện có khoảng 770 tỉ USD vốn đầu tư vào các quỹ đầu cơ cổ phiếu Mỹ, tương ứng với khoảng 1.44 ngàn tỉ USD tài sản có thể đầu tư và tương đương 4% vốn hóa của thị trường cổ phiếu Mỹ.
Nếu cộng đồng quỹ đầu cơ đóng khoảng 5-10% vị thế bán và tăng cùng mức đó cho vị thế mua, điều này sẽ tạo ra vị thế mua ròng 150 tỉ USD. Nếu thật là vậy, thì nó có thể thúc đẩy giá của một số cổ phiếu công nghệ/truyền thông có thành quả thuộc top đầu, bao gồm Apple, Facebook, Netflix, Google, Microsoft và Salesforce.com.
Dĩ nhiên, vẫn còn có một nhóm khó đoán là các quỹ định lượng, các quỹ đa chiến lược và các trader tần xuất cao, chiếm khoảng 1.5-2 ngàn tỉ USD tài sản có thành khoản cao. Khó mà biết được những nhóm này tác động bao nhiêu phàn tới đà tăng của chỉ số, nhưng sẽ là ngu ngốc khi bỏ qua những tác động của các nhóm này.
Rõ ràng, không dễ để xác định nguồn gốc của những người mua trong đợt tăng hiện tại và đà tăng sẽ kéo dài trong bao lâu.
*Bài viết thể hiện quan điểm của Karen Firestone, CEO kiêm đồng sáng lập của công ty đầu tư Aureus Asset Management.
Vương Đông (Theo CNBC)
FILI
|