Thứ Hai, 23/12/2019 16:13

Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2019 ước đạt 41,3 tỷ USD

Năm 2019, mặc dù khó khăn về thị trường, giá hầu hết các mặt hàng nông sản giảm từ 10 - 15%, nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản dự kiến đạt 41,3 tỉ USD tăng khoảng 3,2% so với với năm 2018. Thặng dư thương mại toàn ngành ước đạt mức kỷ lục 10,4 tỉ USD, tăng 19,3% so với năm 2018.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2019 ước đạt 41,3 tỷ USD
Việt Nam xuất khẩu lô sữa chính ngạch đầu tiên Trung Quốc trong tháng 10/2019

Theo Bộ NN&PTNT, năm 2019, sản xuất nông nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức chung về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. 

Bên cạnh đó, ngành còn chịu tác động lớn dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp và bùng phát ở 63/63 tỉnh thành, gây thiệt hại chưa từng có đối với ngành chăn nuôi trong nước và thế giới.

 Diễn biến thời tiết gây hạn hán, lũ lụt, cháy rừng ở một số nơi (Tây Nguyên, Bắc và Nam Trung bộ), thị trường nhiều mặt hàng nông sản không ổn định, có xu hướng giảm giá mạnh và chịu tác động từ chiến tranh thương mại giữa các nước lớn, nhất là đối với một số mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu với những quy định mới khắt khe và yêu cầu cao hơn của thị trường Trung Quốc...

Nhật Bản đã mở cửa cho quả vải thiều của Việt Nam 

 Trong bối cảnh đó, toàn ngành đã nỗ lực bám sát thực tiễn, vượt qua khó khăn, thách thức, triển khai quyết liệt các giải pháp đẩy mạnh cơ cấu lại ngành gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Trong đó, việc khơi thông các nguồn lực cho phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp rất quan trọng.

 Nhờ vậy, năm 2019 toàn ngành vẫn duy trì được đà tăng trưởng khá và đạt được những kết quả tích cực, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra. Theo dự tính, tốc độ tăng GDP toàn ngành đạt khoảng 2,2% (trong đó thủy sản tăng cao 6,12%, lâm nghiệp tăng khá 3,98%).

 Đáng lưu ý, năm qua, công tác mở cửa thị trường, xúc tiến thương mại nông lâm thủy sản được chú trọng, kịp thời giải quyết các vướng mắc để thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản sang các thị trường tuyền thống và mở rộng thêm đối với các thị trường có tiềm năng...

 Nhờ vậy, đến nay đã gia tăng số doanh nghiệp được phép xuất khẩu thủy sản sang EU, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, Ả rập Xê út; 13 doanh nghiệp tiếp tục được xuất khẩu cá da trơn vào Hoa Kỳ. 

 Mở rộng xuất khẩu nông sản sang một số thị trường mới như: Xuất khẩu thịt gà sang Nhật; xoài, vú sữa sang Hoa Kỳ; măng cụt, sữa sang Trung Quốc; nhãn, vải sang Úc...

 Năm 2019, mặc dù khó khăn về thị trường, giá hầu hết các mặt hàng nông sản giảm từ 10 - 15%, nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu NLTS năm 2019 dự kiến đạt 41,3 tỷ USD tăng khoảng 3,2% so với với năm 2018 (riêng lĩnh vực lâm nghiệp đạt trên 11,2 tỷ USD, tăng 19,2%). Thặng dư thương mại toàn ngành ước đạt mức kỷ lục 10,4 tỷ USD, tăng 19,3% so với năm 2018.

 Đến nay, ngành tiếp tục duy trì 8 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 4 mặt hàng trên 3 tỷ USD (gỗ và sản phẩm gỗ; tôm; rau quả; hạt điều).

Bộ đã tích cực đàm phán để có thêm các loại quả tươi có giá trị cao xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc...; đồng thời, thúc đẩy xuất khẩu thịt gà chế biến đi Nhật Bản; xuất khẩu lợn sữa vào Malaysia, Hồng Kông; xuất khẩu mật ong đi EU, Hoa Kỳ.

Mỹ đã chính thức công nhận tương đương đối với mặt hàng các da trơn Việt Nam, tạo điều kiện để tăng xuất khẩu cá tra vào thịt trường này

Đặc biệt, sau nhiều năm chuẩn bị, lô sữa đầu tiên đi Trung Quốc trong tháng 10/2019, hoàn thành đàm phán với cơ quan có thẩm quyền của Hồng Kông (Trung Quốc) để xuất khẩu thịt lợn mảnh đông lạnh, thịt gà chế biến và tổ yến sang Hồng Kông.

Về xuất khẩu thủy sản, Mỹ đã công nhận tương đương đối với mặt hàng các da trơn Việt Nam, riêng Trung Quốc đã chấp thuận nhập khẩu 48 loài thủy sản sống và 128 loại sản phẩm thủy sản sơ chế, chế biến được từ Việt Nam.

Còn với lĩnh vực lâm nghiệp, việc triển khai thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT và tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã mang lại nhiều cơ hội cho ngành chế biến, xuất khẩu gỗ.

Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng 8%, vượt kế hoạch đề ra (6%). Đến nay, tỷ lệ diện tích rừng trồng từ nguồn giống có kiểm soát và chứng nhận đạt 91%, tăng khoảng 2% so với năm 2018.

* Xuất nhập khẩu 2019: Năm của những con số ấn tượng

* Lần đầu tiên kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vượt mốc 500 tỷ USD/năm

Bình Phương

Tiền phong

Các tin tức khác

>   Công bố bức thư ông Nguyễn Bắc Son gửi gia đình về việc được hối lộ 3 triệu USD (23/12/2019)

>   Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 'Tôi nhận nhiều tin nhắn nói cấp chuyên viên nhũng nhiễu lắm' (23/12/2019)

>   Xuất khẩu vào thị trường Mỹ: Doanh nghiệp lo nhất điều gì? (23/12/2019)

>   Thị trường bán lẻ điện máy: Kẻ ngậm ngùi giải thể, người chế ngự ngôi vương (23/12/2019)

>   Tư duy 'làm ăn chộp giật' cản trở sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp (23/12/2019)

>   Luật sư đưa 10 tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo Phạm Nhật Vũ (23/12/2019)

>   Không thể có quốc gia hùng cường nếu không có doanh nghiệp hùng hậu (23/12/2019)

>   Thủ tướng: 'Doanh nghiệp cứ nêu rõ cơ quan nào gây phiền hà' (23/12/2019)

>   Xét xử vụ AVG: '100% DNNN sẽ bị khởi tố như tôi vì luật không rõ ràng' (23/12/2019)

>   Báo động hàng 'made in Vietnam' nhưng nguồn gốc 'ở đâu đâu' (23/12/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật