Thứ Ba, 17/12/2019 14:17

Việt Nam phải nhập khẩu tới gần 50% dược phẩm

Thị trường dược phẩm Việt Nam hiện đứng thứ hai tại Đông Nam Á, là một trong 17 nước xếp vào nhóm có mức tăng trưởng ngành dược cao nhất khu vực. Trong đó, 70% tiêu thụ thuốc qua kênh phân phối bệnh viện.

Việt Nam phải nhập khẩu tới gần 50% dược phẩm - Ảnh 1.
Kênh phân phối các nhà thuốc bán lẻ đang chiếm khoảng 30% thị trường thuốc - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ước tính, năm 2018 Việt Nam đã nhập khẩu hơn 2,79 tỉ USD dược phẩm, còn tính đến 15-9-2019, kim ngạch nhập khẩu thuốc của Việt Nam là 2,1 tỉ USD, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương con số tăng thêm khoảng 200 triệu USD.

Theo báo cáo thị trường dược Việt Nam vừa được Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố, quy mô thị trường ngành dược Việt Nam năm 2018 đạt giá trị 5,9 tỉ USD, tăng 11,5% so với năm trước. Điều này giúp Việt Nam trở thành thị trường dược phẩm lớn thứ hai tại Đông Nam Á, là một trong 17 nước xếp vào nhóm có mức tăng trưởng ngành dược cao nhất.

Đáng lưu ý, về thị phần phân phối thuốc, hiện nay phân phối qua đấu thầu thuốc bán cho bệnh viện (kênh ETC) đang chiếm khoảng 70% thị trường thuốc, chỉ 30% còn lại là dành cho các nhà thuốc bán lẻ (kênh OTC), trong khi cả nước có khoảng 57.000 nhà thuốc và quầy thuốc.

Các chuyên gia báo cáo nhận định sự phát triển của kênh ETC là nhờ tác động của chính sách bảo hiểm y tế của Chính phủ, tỉ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế ngày càng cao dẫn đến việc chi tiêu thuốc cho khu vực này sẽ ngày càng chiếm chủ đạo trong tương lai. 

Ngoài ra, khối bệnh viện tư nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ góp phần gia tăng thuốc trong khối điều trị. Cuối cùng tín hiệu tích cực là nhận thức về sức khỏe ngày càng được nâng cao, làm nhiều người đến bệnh viện hơn.

Tuy vậy, tình hình sản xuất dược phẩm trong nước lại không xán lạn như vậy. Báo cáo cho biết tình hình sản xuất dược phẩm trong nước đến nay chỉ đáp ứng được khoảng 52,5% nhu cầu dược phẩm trong nước, số còn lại phải thông qua nhập khẩu. Các công ty dược trong nước chủ yếu sản xuất dạng bào chế đơn giản, thực phẩm chức năng và các loại thuốc generic (dược phẩm hết thời hạn bảo hộ độc quyền).

Số liệu thống kê của Cục Quản lý dược tính đến ngày 16-5, Việt Nam có khoảng 180 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm và 224 cơ sở sản xuất nhà máy trong nước đạt tiêu chuẩn GMP (thực hành tốt sản xuất thuốc).

N.BÌNH

Tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Thưởng Tết năm 2020 sẽ không thấp hơn năm ngoái? (17/12/2019)

>   Vẫn còn khoảng 350.000 doanh nghiệp phải xin giấy phép con (17/12/2019)

>   Ông Nguyễn Bắc Son phủ nhận lời khai nhận hối lộ 3 triệu USD (17/12/2019)

>   Mỹ áp thuế đến 456% đối với một số sản phẩm thép từ Việt Nam (17/12/2019)

>   Xét xử vụ AVG: Kẻ nhận triệu USD, người 'kiếm ít tiền mua sữa cho con' (17/12/2019)

>   Vụ AVG: Hội đồng thành viên MobiFone không họp vẫn ký khống vào biên bản (17/12/2019)

>   Vì sao khởi tố nguyên Phó bí thư Thành ủy Phan Thiết Đỗ Ngọc Điệp? (17/12/2019)

>   Truy tìm 3 triệu USD hối lộ cho ông Nguyễn Bắc Son (17/12/2019)

>   Riverside Palace khởi kiện quyết định hành chính của Chủ tịch UBND Q.4 (17/12/2019)

>   Đường sắt muốn sáp nhập 2 công ty vận tải đường sắt bắc - nam (17/12/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật