Thứ Tư, 04/12/2019 17:18

UBND TP.HCM 'phân vai', xử thẳng tay công trình xây dựng vi phạm

Trước tình trạng "nở rộ" công trình vi phạm trật tự xây dựng, UBND TP.HCM đã ban hành ngay Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn TP.

UBND TP.HCM vừa ban hành Quyết định 30 về việc ban hành Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn TP. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 12-12-2019, thay thế cho Quyết định 58/2013.

Theo quy chế, tất cả công trình xây dựng trên địa bàn TP phải được kiểm tra, giám sát từ khi khởi công đến khi hoàn thành và đưa vào sử dụng (trừ công trình bí mật Nhà nước; công trình an ninh, quốc phòng).

Việc kiểm tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động xây dựng là trách nhiệm của UBND huyện-quận, UBND xã-phường-thị trấn. Thanh tra Sở Xây dựng chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra các công trình xây dựng lớn, đặc thù, phức tạp và thanh tra công tác quản lý trật tự xây dựng tại các huyện-quận.

UBND TP HCM phân vai, xử thẳng tay công trình xây dựng vi phạm - Ảnh 1.
Công trình xây dựng không phép của ông Lê Hữu Thành, Phó Chủ tịch HĐND quận Thủ Đức. Hiện nay công trình đã được tháo gỡ.

Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng nhưng thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ, buông lỏng quản lý hoặc có dấu hiệu tiếp tay, bao che cho các hành vi vi phạm trật tự xây dựng thì tùy theo tính chất, mức độ sai phạm bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật; trường hợp gây thiệt hại vật chất phải bôi thường theo quy định.

Quy chế "phân vai" trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị, gồm: Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Xây dựng, Thanh tra Sở Xây dựng, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng, UBND quận- huyện, chủ tịch UBND quận – huyện, UBND phường – xã – thị trấn, chủ tịch UBND phường – xã – thị trấn, Đội Thanh tra quản lý địa bàn quận – huyện, cơ quan công an, cán bộ, công chức, thanh tra viên được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng, các sở - ngành liên quan…

Những vướng mắc phát sinh trong quá trình phối hợp phải được bàn bạc, thống nhất trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được pháp luật quy định và nhiệm vụ được phân công tại quy chế này. Trường hợp không thống nhất được hướng giải quyết, Sở Xây dựng có trách nhiệm báo cáo, đề xuất UBND TP xem xét, quyết định.

Thống kê cho thấy, mỗi năm tại TP.HCM có hàng ngàn công trình xây dựng không phép, sai phép, được phát hiện và xử lý. 6 tháng đầu năm 2019 có 1.550 công trình, bình quân 8,5 vụ vi phạm/ngày, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2018.

* Lộ hàng loạt công trình 'khủng' không phép ở TP HCM

* Vì sao công trình bề thế xây sai phép tồn tại nhiều năm ở quận 10?

* Đề xuất xử lý thêm 2 công trình của gia đình phó chủ tịch HĐND quận Thủ Đức

Phan Anh

Người lao động

Các tin tức khác

>   Đón đầu 'cơn sốt' tại Nhơn Trạch, Manhattan Island được mong chờ dịp cuối năm (10/12/2019)

>   Đón đầu 'cơn sốt' tại Nhơn Trạch, Manhattan Island được mong chờ dịp cuối năm (10/12/2019)

>   Condotel cam kết lợi nhuận trên 10% là bất thường (03/12/2019)

>   Nha Trang làm đủ cách, Ocean View vẫn rầm rộ thi công dù bị đình chỉ (03/12/2019)

>   Kiến nghị hàng loạt biện pháp quản lý condotel (03/12/2019)

>   Thứ trưởng Bộ Xây dựng : 'Ngân hàng dự kiến sẽ kiểm soát chặt nguồn đầu tư tín dụng vào condotel' (02/12/2019)

>   Gần 10 năm xây chưa xong, cư dân ‘chiếm’ chung cư vào ở (02/12/2019)

>   Condotel nằm trong nhóm bất động sản rủi ro cao (01/12/2019)

>   Cocobay Đà Nẵng chi hơn 300 tỉ đồng xúc tiến du lịch nhưng không hiệu quả (01/12/2019)

>   SHB và Đà Nẵng nói gì về vụ Cocobay (30/11/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật