Nhịp đập Thị trường 13/12: Ngân hàng chống đỡ, VN-Index tránh giảm sâu
Chỉ số VN-Index kết phiên sáng giảm 1.99 điểm và đạt 966.18 điểm; chỉ số HNX-Index tăng 0.23 điểm và đạt 102.94 điểm. Độ rộng thị trường khá cân bằng với 297 mã tăng và 289 mã giảm.
Lực “xả hàng” trên VRE và VHM lớn dần khiến cả hai kết phiên giảm mạnh nhất rổ VN30 ở mức hơn 2%, với phần lớn khối lượng ở VHM đến từ lực bán từ khối ngoại. Khối này cũng bán mạnh HPG, NVL, qua đó 1 phần khiến cả hai rớt gần 2%. Song may mắn thay, nhóm ngân hàng vẫn xanh rực và tạo lực đỡ giúp VN-Index né được sự giảm sâu. BID, CTG và VCB là những trụ còn sót lại duy nhất để chống đỡ sức ép đến từ VHM, VNM, HPG, VRE…
Diễn biến HNX-Index có phần tích cực hơn khi chỉ số dành hầu hết thời gian nằm trên tham chiếu, với lý do chính cũng đến từ ACB.
Nhóm thép chỉ có mỗi NKG là tích cực, trong khi HSG, HPG, TNA đều chìm trong sắc đỏ. Theo góc nhìn kỹ thuật, NKG cũng là mã duy nhất cho tín hiệu nhịp tăng sẽ còn tiếp diễn, trong khi HPG, HSG đều đã tạo cấu mẫu hình nến đảo chiều báo hiệu sự kết thúc ở nhịp tăng hiện tại.
FTM, STK hiện là hai điểm tối tại nhóm dệt may với mức giảm hơn 2%, trong bối cảnh sắc xanh đang chiếm ưu thế tại nhóm với VGT, TNG và VGG tăng hơn 1%, TCM và MSH nhích nhẹ trên tham chiếu. Tuy nhiên, nếu nhìn theo góc nhìn kỹ thuật, các mã này đều chỉ đang dao động sideway trong ngắn hạn sau một xu hướng giảm trung hạn trước đó.
ANV sau phiên tăng trần khó hiệu hôm qua nay lại tăng tiếp, song chỉ ở mức 0.2%, dù cho đã có lúc mã này tăng gần 4%. Điều này cho thấy mã cũng chỉ đang trong nhịp hồi kỹ thuật sau khi đã rớt khỏi hỗ trợ mạnh ở vùng 24,000, và đà giảm nhiều khả năng sẽ trở lại trong những phiên tới. Trong khi đó, HVG và MPC điều chỉnh hơn 1%, TS4 tăng kịch trần. Bộ đôi IDI và ASM thì tạo điểm nhấn khi cùng xanh hơn 3% và đạt thanh khoản đột biến.
Tài chính khác hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 2.41%. Ngược lại, vật liệu xây dưng hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 1.25%.
Khối ngoại mua ròng hơn 17 tỷ đồng trên sàn HOSE và bán ròng hơn 16 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực mua ròng tập trung ở các cổ phiếu ROS, CTG, VCB và chứng chỉ quỹ E1VFVN30 trên sàn HOSE. PVS, HUT, SHB, PLC là các cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất trên sàn HNX.
14h: Large Cap “rụng” dần
Lực cung bất ngờ gia tăng trên nhóm Large Cap đang là lý do chính khiến VN-Index đảo chiều giảm trở lại. Song điều tích cực là sắc xanh ở nhóm ngân hàng vẫn được giữ vững.
Độ rộng thị trường hẹp dần và nghiêng về bên bán với 251 mã tăng và 296 mã giảm điểm. Số mã tăng, giảm trong rổ VN30 đang nghiêng về sắc đỏ khi cả rổ có 19 mã giảm, 10 mã tăng và 1 mã đứng giá.
Sắc xanh phai dần trên nhóm Large Cap khiến VN30-Index rơi khỏi tham chiếu và mất hơn 3 điểm, VN-Index cũng không khá khẩm hơn khi mất sắc xanh và giảm hơn 1 điểm. Bộ ba họ Vingroup là VHM, VIC và VRE là tác nhân chính gây nên thảm kịch này và ngược lại, BID, VCB và CTG là bộ ba ngân hàng giúp thu hẹp đà giảm trên chỉ số.
Nếu nhìn kỹ thì hầu hết các mã tăng mạnh trên sàn HOSE vẫn chỉ là penny, điển hình như AMD, HAR, FIT, CLG từ phiên sáng và vài gương mặt mới như YBM, PTL, TS4, VTB xuất hiện trong phiên chiều, trong khi chỉ có vài mã không phải là penny có mức tăng ấn tượng cùng thanh khoản tốt như PGD, KSB. Điều này cho thấy đa số các Mid Cap, Small Cap cũng chịu áp lực bán mạnh như dòng Large Cap, điển hình như DHC, GTN, DXG,.. đang giảm mạnh hơn 1%.
Nhóm chứng khoán cũng lao theo thị trường khi chỉ còn vài mã như BSI, TVB tăng điểm, trong khi 3 ông lớn trong ngành là HCM, SSI và VND đều chìm trong sắc đỏ, với VND giảm mạnh hơn 2%.
Tài chính khác hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 2.15%. Ngược lại, sản xuất phụ trợ hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 1.44%.
Phiên sáng: Nhóm ngân hàng dần tích cực
Chỉ số VN-Index kết phiên sáng tăng 2.85 điểm và đạt 971.02 điểm; chỉ số HNX-Index tăng 0.46 điểm và đạt 103.17 điểm. Độ rộng thị trường hẹp và nghiêng về bên mua với 251 mã tăng và 238 mã giảm.
Độ rộng thị trường hẹp dần và vẫn nghiêng về bên mua với 249 mã tăng và 202 mã giảm điểm. Số mã tăng, giảm trong rổ VN30 đang nghiêng về sắc xanh khi cả rổ có 18 mã tăng, 9 mã giảm và 4 mã đứng giá.
Kể từ 11h trở đi, diễn biến thị trường dần tích cực hơn khi tăng trở lại, với sự dẫn dắt chính đến từ nhóm ngân hàng. Cụ thể như ở rổ VN30, CTG và BID nay đã tăng từ 2% trở lên, và cùng với sắc xanh ở VCB trở thành những trụ chính củng cố VN-Index. Ở chiều ngược lại, VIC cũng đã trở về tham chiếu khiến tác nhân lớn nhất cản trở chỉ số biến mất, để lại VHM là mã có ảnh hưởng tiêu cực nhất tới chỉ số này.
Còn đối với HNX-Index, ACB là mã có đóng góp lớn nhất tới chỉ số khi giúp chỉ số tăng hơn 0.7 điểm, theo sau là CEO, SHB, CSC. Đối trọng với những mã này là IDC, MBG và VCG.
Cả nhóm ngân hàng chỉ có 4 mã giảm điểm là NVB (hơn 2%), TPB, MBB và TCB chỉ lùi nhẹ dưới tham chiếu. Trong khi có tới 9 mã xanh và 5 mã trong số đó tăng hơn 1% là VIB, ACB, SHB, BID và CTG.
TTB tiếp tục nằm sàn với 3 triệu cổ phiếu được đặt tại mức giá này. Tưởng chừng như tin vui đã đến với các nhà đầu tư khi cổ phiếu được giải cứu trong phiên 09/12/2019 với hơn 14 triệu cổ phiếu được khớp, TTB chỉ tăng thêm được 1 phiên để rồi nằm sàn trở lại trong 3 phiên liên tiếp. Mốc 4,380 sẽ là hỗ trợ của giá và nếu rơi khỏi mốc này, khả năng cao đà giảm sẽ còn kéo dài.
Diễn biến nhóm thép có phần hạ nhiệt khi NKG, HSG và HPG chỉ nhích nhẹ trên tham chiếu với thanh khoản có dấu hiệu suy yếu - một dấu hiệu của quá trình phân phối đỉnh, sau khi cả 3 đều đã tăng trưởng mạnh và đạt tới kháng cự là các đỉnh cũ trong tuần qua. HPG đang bị khối ngoại bán ròng gần 700 ngàn cổ phiếu, trong khi HSG và NKG được mua ròng nhẹ.
Sắc đỏ tràn ngập trong nhóm chứng khoán với MBS, FTS, VND, CTS dẫn đầu khi giảm hơn 1%, còn TVB và BSI là 2 điểm nhấn với sắc xanh hơn 1%. Song điểm tiêu cực chung ở nhóm này là sự suy sụp của thanh khoản.
Tài chính khác hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 1.68%. Ngược lại, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 0.7%.
Khối ngoại mua ròng gần 50 tỷ đồng trên sàn HOSE và bán ròng hơn 4 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực mua ròng tập trung ở các cổ phiếu ROS, CTG và chứng chỉ quỹ E1VFVN30 trên sàn HOSE. PVS, HUT, SHB là các cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất trên sàn HNX.
10h30: Sắc xanh dần bị thu hẹp
Các chỉ số thị trường dao động giằng co theo chiều hướng giảm với nguyên nhân chủ đạo đến từ nhóm Large Cap trụ trên thị trường.
Độ rộng thị trường hẹp dần và vẫn nghiêng về bên mua với 249 mã tăng và 202 mã giảm điểm. Số mã tăng, giảm trong rổ VN30 đang nghiêng về sắc xanh khi cả rổ có 18 mã tăng, 9 mã giảm và 4 mã đứng giá.
Con sóng “penny” tiếp tục được giữ vững trong phiên sáng nay bởi khi nhìn vào top những mã tăng mạnh nhất sàn HOSE, lướt tới đâu cũng thấy penny tăng mạnh ấn tượng như HAI, AMD, CLG, HAR,…, với HAI và AMD chắc hẳn là một trong những mã dẫn đầu làn sóng này khi đã bật tăng ngay từ đầu tháng 10/2019. KSB là mã không-phải-penny đáng chú ý bởi sau phiên tăng trần hôm qua, mã này tiếp tục nhảy vọt hơn 4% cùng thanh khoản lớn, song cũng cần để ý rằng đây là phiên T+2 với những ai đã bắt tín hiệu cho mua từ ngày 11/12/2019, và theo góc nhìn kỹ thuật, giá đang có kháng cự mạnh tại vùng 19,000-19,300 nên rủi ro đang ngày càng gia tăng.
Chỉ mới hơn 1 tiếng giao dịch mà khối lượng khớp lệnh đã đạt hơn 62 triệu cổ phiếu, qua đó chứng tỏ nhà đầu tư đang chịu giải ngân nhiều hơn sau tín hiệu lạc quan từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Điều này sẽ là động lực tốt giúp thúc đẩy thị trường Việt Nam đi lên, đồng thời với kết quả kinh doanh quý 4 và cả năm 2019 đang gần kề, triển vọng của VN-Index đầu năm 2020 có phần khả quan hơn.
VN-Index giằng co trong biên độ hẹp cũng là do nhóm Large Cap, cụ thể là rổ VN30 cũng đang giằng co với VN-Index rung lắc quanh mốc 887 điểm, còn VN-Index thì quanh mốc 970 điểm. Tất cả cũng đến từ sự trái chiều ở các ông lớn “đầu ngành”, điển hình như VIC, VHM, PNJ giảm nhẹ, trong khi SAB, VCB, GAS nhích nhẹ trên tham chiếu. Trong khi đó, GMD và CTG dẫn đầu rổ này với mức tăng hơn 1%.
Diễn biến ở HNX-Index cũng tương tự khi dao động quanh mốc 103 điểm, với nguyên do chính đến từ “cuộc chiến” giữa ACB, CEO, PVS ở chiều tăng và NVB, IDC, MBG ở chiều giảm.
TCM, TNG hiện là điểm nhấn ở nhóm dệt may với thanh khoản tốt cùng sắc xanh hơn 1%. Song theo góc nhìn kỹ thuật, cả hai hiện chỉ đang trong nhịp tăng ở một xu hướng sideway ngắn hạn.
Tài chính khác hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 1.58%. Ngược lại, bất động sản hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 0.57%.
Mở cửa: Xanh cùng thế giới
Diễn biến đầy thuận lợi từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, cụ thể là theo Bloomberg, Mỹ đã đạt tthỏa thuận giai đoạn một trên nguyên tắc với Trung Quốc, đã có ảnh hưởng tích cực tới tâm lý nhà đầu tư trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng khi các chỉ số thị trường trên toàn cầu đều nhảy vọt, và Việt Nam cũng không là ngoại lệ.
Độ rộng thị trường tính tới 9h30 nghiêng về bên mua với 208 mã tăng và 96 mã giảm điểm. Số mã tăng, giảm trong rổ VN30 đang nghiêng về sắc xanh khi cả rổ có 22 mã tăng, 3 mã giảm và 5 mã đứng giá.
VCB, SAB và GAS hiện là những trụ chính trên thị trường hiện tại, và đối trọng với những mã này là VIC, ROS và BMP.
Mở phiên, thông tin giá dầu tăng nhẹ đã giúp diễn biến nhóm dầu khí trở nên tích cực. Có thể kể đến như PVC có mức tăng ấn tượng khi tăng đến gần 3%, PVD, GAS và PVB đồng thuận xuất hiện sắc xanh với mức tăng từ gần 1% đến hơn 1.5%, PVS nhích nhẹ trên mốc tham chiếu.
Cùng chiều với diễn biến của nhóm dầu khí, sắc xanh đang dần lan tỏa ở nhóm ngân hàng. Cụ thể, SHB tăng đến gần 2%, CTG, VPB, BID và VCB tăng quanh mốc 1%. Ở chiều ngược lại, NVB giảm 1%, TPB lùi nhẹ dưới mốc tham chiếu.
Khai khoáng hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 1.89%. Ngược lại, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 2.32%.
Lý Hỏa
FILI
|