Thứ Bảy, 21/12/2019 10:52

Cho phép ngân hàng cho vay dưới chuẩn để hạn chế tín dụng đen?

Tín dụng đen có thể được coi là vấn đề quốc gia nên cần có một chương trình quốc gia để hạn chế và loại bỏ.

Tín dụng đen chiếm 6-8% tổng dư nợ

Ngày 20/12, tại Hà Nội, Viện Ngân hàng – Tài chính, Đại học Kinh tế quốc dân đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: Hạn chế tín dụng đen tại Việt Nam.

Theo PGS.TS. Đặng Ngọc Đức, Viện trưởng Viện Ngân hàng – Tài chính, tín dụng đen đang chiếm 30-35% tổng tín dụng phi chính thức, tương đương 6-8% tổng dư nợ nền kinh tế. Trong giai đoạn 2015-2018, toàn quốc xảy ra trên 7.600 vụ phạm tội liên quan đến tín dụng đen. Con số này còn lớn bởi các biện pháp răn đe, trừng phạt tội phạm tín dụng đen chưa đủ mạnh, chỉ được áp dụng khi vụ việc đã xảy ra.

Hội thảo khoa học quốc gia: Hạn chế tín dụng đen tại Việt Nam. Ảnh: H.Dịu

Đồng quan điểm, Đại tá Phạm Văn Tám, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an cho biết, bên cạnh chế tài xử lý liên quan đến tín dụng đen chưa đầy đủ, nguyên nhân của tín dụng đen còn do người dân không đáp ứng được các điều kiện của các tổ chức vay vốn hợp pháp; người vay tiền tham gia các hoạt động tệ nạn; nhiều người sử dụng tiền nhàn rỗi để cho vay hoặc trung gian dẫn đến tình trạng vỡ nợ, hụi họ…

Cũng theo Đại tá Nguyễn Văn Tám, việc xử lý các vụ việc liên quan đến tín dụng đen rất khó khăn trong việc phát hiện, thu thập, củng cố chứng cứ. Bởi các đối tượng thường cất giấu hợp đồng ở những nơi kín đáo, dễ tiêu hủy, sử dụng mạng xã hội để chốt hợp đồng. Hơn nữa, các đối tượng còn sử dụng nhiều “chiêu trò” lách luật như: thu tiền gốc trước, nếu người vay trả hết gốc thì chuyển lãi thành gốc nên khi bị phát hiện không thể kết luận các đối tượng thu lời từ lãi; hoặc sử dụng thủ đoạn trong lập hợp đồng vay: không thể hiện lãi suất, thế chấp bằng giấy tờ tùy thân; lợi dụng công nghệ thông tin, phần mềm, ứng dụng điện thoại để cho vay…

Nâng sức cạnh tranh cho ngân hàng

Từ những khó khăn trên, PGS.TS. Đặng Ngọc Đức cho rằng, cần có chương trình quốc gia để giải quyết với các giải pháp đồng bộ với sự phối hợp của nhiều chủ thể liên quan. Điều này rất cần sự chung tay của năm “nhà” là: các cơ quan quản lý, các tổ chức tín dụng, người dân, chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương, cùng với đó là các cơ quan an ninh, truyền thông, tổ chức hỗ trợ về kỹ thuật và công nghệ.

Ngoài ra, vị này còn cho rằng, để hạn chế tín dụng đen thì các cơ quan quản lý nên hạn chế cho vay bằng tiền mặt, kết nối dịch vụ cho vay, sản phẩm cho vay với các dịch vụ công. Giả sử như người dân muốn vay tiền để khám chữa bệnh thì tổ chức cho vay có thể kết nối, trả thẳng cho bệnh viện, tránh để người dân sử dụng vốn vay sai mục đích, có thể gây nợ xấu.

Bên cạnh đó, các chuyên gia tại hội thảo cho rằng, để hạn chế tín dụng đen thì trước hết phải làm người dân thấy được những thuận lợi khi vay ở các tổ chức tín dụng hơn là ở bên ngoài, vay của “xã hội đen”. Giải pháp đưa ra có thể là vay vốn với thủ tục đơn giản hơn, lãi suất thấp hơn… hoặc các ngân hàng tăng sức cạnh tranh bằng việc phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin, dịch vụ số cho người dân, bởi hiện tình trạng vay tín dụng đen qua ứng dụng điện thoại đang khá phổ biến.

Cùng với vấn đề trên, ông Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) đề nghị cần có chính sách để hỗ trợ các ngân hàng thương mại cho vay dưới chuẩn. Bởi hiện các đối tượng tìm đến tín dụng đen thường là một bộ phận người dân nghèo, không có tài sản đảm bảo, không đủ điều kiện vay vốn ngân hàng, nên để hỗ trợ người dân tránh xa tín dụng đen thì nên đưa ra quy định cho vay dưới chuẩn. Các ngân hàng sẽ cân đối, đưa ra sản phẩm nằm trong ngưỡng an toàn.

Hơn nữa, cũng theo ông Thắng, việc các ngân hàng hỗ trợ người dân tránh xa tín dụng đen là một hoạt động thuộc về trách nhiệm xã hội, bởi các ngân hàng luôn đặt an toàn rồi hiệu quả, bảo toàn vốn lên hàng đầu trong hoạt động kinh doanh. Do đó, sự chủ động, cải thiện hình thức cho vay, cho vay dưới chuẩn sẽ giúp các ngân hàng thương mại có công cụ đối trọng với các hoạt động vay vốn tín dụng đen, từ đó thu hút người dân tìm đến các kênh vay vốn chính thống, hợp pháp.

Hương Dịu

haiquanonline

Các tin tức khác

>   Sacombank dự kiến vượt 20% kế hoạch lợi nhuận 2019 (21/12/2019)

>   Kho bạc Nhà nước có nhiều cải cách trong quản lý ngân quỹ (20/12/2019)

>   2019 thành công và những áp lực lên lãi suất 2020 (20/12/2019)

>   MB tặng thẻ Accor Plus cho chủ thẻ tín dụng Platinum (20/12/2019)

>   18 ngân hàng Việt bị Moody’s hạ triển vọng tín nhiệm xuống tiêu cực (20/12/2019)

>   Đồng USD khởi sắc trở lại (20/12/2019)

>   Ant Financial của Jack Ma âm thầm mua lượng lớn cổ phần ví điện tử eMonkey của Việt Nam? (20/12/2019)

>   Sacombank tiếp tục tìm ra 173 chủ thẻ trúng xe Vinfast Klara và nhiều quà tặng xanh (20/12/2019)

>   'Năm 2020 tỷ giá tiếp tục là biến số khó lường' (19/12/2019)

>   Ngân hàng đầu tiên hoàn thành cả 3 trụ cột Basel II tại Việt Nam (19/12/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật