Thứ Tư, 04/12/2019 16:20

Cần tuyến đường sắt vận chuyển container

Tỉnh Bình Dương đang nghiên cứu để đề xuất thực hiện một số đoạn của các tuyến đường sắt này với tổng chiều dài khoảng 100km.

Khi hình thành, tuyến đường sắt này sẽ kết nối các KCN của Bình Dương thẳng tới các cảng tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và TP.HCM. Từ đó giảm đáng kể thời gian và chi phí vận chuyển hàng hóa cho toàn khu vực.

Ý tưởng hình thành một tuyến đường sắt chuyên vận chuyển container cho các tỉnh khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam được đánh giá là ý tưởng táo bạo, đột phá cho bài toán vận chuyển hàng hóa nhưng cũng có tính khả thi và hiệu quả cao. Vì đây là vùng kinh tế đầu tàu của cả nước, ước tính có tới trên 60% lượng container hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước đi qua khu vực này. 

Ý tưởng này phù hợp với quy hoạch chi tiết đường sắt khu vực đầu mối TP.HCM đã được Chính phủ phê duyệt. Sắp tới, cơ quan chức năng của Bình Dương sẽ có báo cáo chính thức lên Chính phủ.

Theo tính toán, để vận chuyển một container từ Bình Dương tới cảng ở TP.HCM bằng đường bộ hiện nay phải mất ít nhất 8-10 tiếng. Trong khi nếu vận chuyển container bằng đường sắt, với tốc độ thiết kế 120 km/giờ cho tàu chở hàng, có thể chỉ mất 2 tiếng là hàng đã tới cảng. Ngoài ra, tuyến đường sắt còn làm giảm bớt áp lực quá tải, tai nạn giao thông cho đường bộ.

Đối với Bình Dương, cơ quan chức năng của tỉnh đã chủ động nghiên cứu triển khai 3 trung tâm logistics lớn nằm dọc tuyến đường sắt chuyên dùng được quy hoạch. Cụ thể, một trung tâm logistics nằm kế bên KCN khoa học công nghệ tại Bàu Bàng, một trung tâm logistics tại VSIP 2 và một trung tâm tại Thái Hòa.

Khi đưa vào hoạt động tuyến đường sắt, các doanh nghiệp sẽ rất thuận tiện trong việc vận chuyển hàng hóa và giảm áp lực về thời gian giao hàng với đối tác. Các trung tâm logistics này sẽ là đầu mối tiếp nhận và phân phối container cho một khu vực, thay vì mỗi container được vận chuyển riêng lẻ từ các cảng về nhà máy như hiện nay.

Tỉnh Bình Dương đề xuất cần xây dựng một đường sắt chuyên vận chuyển container kết nối Bình Dương - Đồng Nai - TP.HCM - Vũng Tàu.

quangdinh pho chu tich thuong truc tinh binh duong mai hung dung 2(read-only)

* Ông Mai Hùng Dũng (phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Dương):

Cần nhất là "nhạc trưởng"

Tỉnh Bình Dương hiện có tới 10% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước, có hàng chục khu công nghiệp nên chúng tôi rất quan tâm tới vấn đề phát triển hạ tầng, đặc biệt là các dự án kết nối vùng.

Ý tưởng về một tuyến đường sắt vận chuyển container cho khu vực là một ý tưởng khả thi, có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao vì khu vực Đông Nam Bộ hiện có nhu cầu rất bức thiết về bài toán vận chuyển này. Tuy nhiên, do đây là một dự án lớn, đi qua địa bàn nhiều tỉnh thành nên rất cần có "nhạc trưởng" đứng ra để tập hợp, huy động các nguồn lực cùng thực hiện.

BÁ SƠN

Tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Sẽ mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây lên 6-8 làn xe (04/12/2019)

>   Đường 'độc đạo', 'xương sống' nối TP.HCM và miền Đông đều nghẽn (04/12/2019)

>   Nâng tổng mức đầu tư sân bay Sa Pa lên hơn 7.000 tỷ đồng (04/12/2019)

>   Bí thư Đà Nẵng: 'Không để doanh nghiệp phá vỡ quy hoạch đô thị' (03/12/2019)

>   Chính phủ có tiếp tục giao cho ACV làm chủ đầu tư dự án sân bay Long Thành hay không? (03/12/2019)

>   ‘Lệch pha’ đầu tư cao tốc (03/12/2019)

>   Các nhà đầu tư trong nước góp vốn làm đường cao tốc Bắc - Nam (02/12/2019)

>   CII: Trong tuần này sẽ nhận gần 2,200 tỷ đồng vốn ngân sách cho cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận (03/12/2019)

>   Chuyển condotel thành chung cư sẽ phá nát quy hoạch du lịch (02/12/2019)

>   Sau năm 2030, TP.HCM có 4 huyện lên quận? (02/12/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật