Thứ Hai, 30/12/2019 08:50

Các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tiền tài khoản cuối năm

Thời gian gần đây, các khách hàng củanhiều ngân hàng đã bị kẻ gian thực hiện các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua tài khoản ngân hàng, các nhà băng đã liên tục cảnh báo những thủ đoạn này tái diễn vào cuối năm.

* Nhấp vô link giả Western Union, mất 34 triệu đồng

* Phong tỏa tài khoản chuyển nhầm tiền ?

* 2 phút, tài khoản bị 'móc' 11 triệu đồng

Các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tiền tài khoản cuối năm
Khách hàng thận trọng với những thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tiền cuối năm của bộ lừa đảo. Ảnh: Ngọc Thạch

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank), Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) … vừa đưa ra hàng loạt các thủ đoạn mà kẻ lừa đảo đã thực hiện nhằm lưu ý khách hàng phòng tránh. Đó là kẻ gian giả danh nhân viên ngân hàng, ví điện tử gọi điện, nhắn tin chào mời khách hàng các dịch vụ ưu đãi hấp dẫn hoặc thông báo tài khoản, thẻ, giao dịch của khách hàng gặp sự cố để lừa cung cấp các thông tin bảo mật như mã OTP, mã token, tên đăng nhập và mật khẩu tài khoản, thông tin trên thẻ, mã PIN … Để tạo niềm tin, kẻ gian lợi dụng những hình ảnh hội thảo, biển tên cán bộ giả mạo và các hoạt động chung có logo ngân hàng... liên hệ với khách hàng qua Zalo, Facebook… giả danh là cán bộ ngân hàng. Khi khách hàng đã tin tưởng, đối tượng hứa hẹn có thể cho khách hàng vay vốn và yêu cầu nộp khoản tiền là "phí bảo hiểm rủi ro" với mục đích chiếm đoạt số tiền trên.

Thủ đoạn lừa đảo thứ 2 thường được kẻ gian sử dụng lừa đảo chiếm đoạt số tiền khá lớn, có những vụ trên 10 tỉ đồng, đó là giả danh cán bộ công an, viện kiểm sát, tòa án … thông báo thông báo tài khoản bị tội phạm xâm nhập hoặc khách hàng liên quan đến một vụ án và đề nghị cung cấp thông tin bảo mật (thông tin tài khoản, mật khẩu…) để hỗ trợ điều tra hoặc yêu cầu chuyển tiền/nộp phí… để phục vụ điều tra. Nhiều trường hợp tưởng thật, cung cấp toàn bộ thông tin, kể cả mật khẩu, OTP cho kể lừa đảo.

Thủ đoạn thứ 3 là giả danh bạn bè, người than, người mua bán hàng …nhắn tin điện thoại hoặc qua mạng xã hội như facebook, zalo... để nhờ nạp tiền, chuyển tiền hộ; hoặc lừa khách hàng truy cập vào các link ngân hàng trực tuyến giả mạo, các đường link dịch vụ chuyển tiền quốc tế giả mạo, link chứa mã độc … nhằm đánh cắp các thông tin bảo mật.

Dù đã áp dụng nhiều năm nay nhưng thủ đoạn giả mạo các chương trình trúng thưởng vẫn được kẻ gian vận dụng lừa đảo. Đề nhận quà trúng thưởng, chúng yêu cầu khách hàng thanh toán chi phí chuyển phát, thông quan cho các quà tặng, giải thưởng; hoặc yêu cầu khách hàng vào một website để nhập tên đăng nhập, mật khẩu internet banking và mã OTP. Từ đó chiếm quyền tài khoản internet banking và thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Đánh vào nhu cầu cần tiền cuối năm, một số kẻ gian giả mạo người cho vay trực tuyến yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ và thông tin bảo mật ngân hàng điện tử để trộm tiền trong tài khoản.

Các ngân hàng khuyến cáo khách hàng cần cảnh giác trước những thủ đoạn trên, nhất là khi có ai đề cập việc cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, mật khẩu truy cập…

Thanh Xuân

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Một năm ổn định của lãi suất với nhiều chính sách điều hành (01/01/2020)

>   Bac A Bank chính thức nâng vốn điều lệ lên 6,500 tỷ đồng (28/12/2019)

>   Nhấp vô link giả Western Union, mất 34 triệu đồng (28/12/2019)

>   Tỷ giá năm 2020 tăng không quá 3%? (15/01/2020)

>   Tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế tăng 12.1%  (27/12/2019)

>   Đảm bảo hoạt động ATM dịp cuối năm và Tết Nguyên đán (27/12/2019)

>   Lãi suất VND năm 2020 có giảm được không? (27/12/2019)

>   Tỷ giá trung tâm bật tăng mạnh (27/12/2019)

>   Năm 2019, lượng kiều hối về Việt Nam ước đạt 16,7 tỉ USD (26/12/2019)

>   BIDV đã phát hành riêng lẻ 789 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 12 (26/12/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật