Thứ Hai, 30/12/2019 09:10

10 sự kiện nổi bật trên sàn chứng khoán năm 2019 

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam sắp khép lại một năm giao dịch với nhiều biến động. Trong năm qua, những sự kiện tích cực lẫn tiêu cực đan xen nhau chắc hẳn đã để lại nhiều cảm xúc trong mỗi nhà đầu tư.

Thực tế, năm 2019 thị trường đã một lần nữa lặp lại nỗi buồn khi những tưởng vượt thành công ngưỡng 1,000 điểm vào đầu tháng 11, tuy nhiên vẫn tiếp tục thất bại sau nhiều lần thử sức. Với những biến động đó, dù cho VN-Index tăng gần 10% so với hồi đầu năm (tính đến ngày 27/12) vẫn không có mấy nhà đầu tư hưởng trọn trái ngọt. Chưa kể những sự việc như thao túng chứng khoán, làm giá cổ phiếu,… cũng phần nào làm vơi đi niềm tin từ nhà đầu tư.

Tuy nhiên bên cạnh đó, những chính sách, những sản phẩm mới và sự cố gắng phát triển đến từ các doanh nghiệp vẫn là yếu tố thúc đẩy thị trường trong những năm sau. Dưới đây là những sự kiện chứng khoán lớn đã xảy ra trong năm 2019 với những mặt tích cực lẫn tiêu cực đan xen nhau.

Cái bắt tay lịch sử trong ngành bán lẻ giữa Masan và Vingroup

Ngày 03/12/2019, 2 ông lớn Masan (HOSE: MSN) và Vingroup (HOSE: VIC) bất ngờ công bố thông tin M&A về mảng bán lẻ. Cụ thể, CTCP Dịch vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce của Vingroup (bán lẻ), Công ty VinEco (nông nghiệp), CTCP Hàng tiêu dùng Masan - Masan Consumer Holding (tiêu dùng) sẽ sáp nhập để thành lập Tập đoàn Hàng tiêu dùng - Bán lẻ hàng đầu Việt Nam, theo đó Vingroup sẽ hoán đổi toàn bộ cổ phần trong VinCommerce thành cổ phần của Công ty mới sau sáp nhập. Masan Group sẽ nắm quyền kiểm soát hoạt động, Vingroup là cổ đông.

Thương vụ được kỳ vọng sẽ tối đa hóa năng lực cốt lõi của mỗi bên để phát triển thành một doanh nghiệp mới có giá trị vượt trội, từ đó dẫn dắt sự phát triển của ngành hàng tiêu dùng - bán lẻ Việt Nam hướng tới quy mô khu vực.

Thông qua Luật Chứng khoán (sửa đổi)

Ngày 26/11, Luật Chứng khoán (sửa đổi) chính thức được Quốc hội thông qua. Qua đó, Luật đã đặt ra những tiêu chí cao hơn cho các thành viên tham gia thị trường như nâng điều kiện để trở thành công ty đại chúng, làm rõ điều kiện chào bán lần đầu ra công chúng (IPO) và chào bán thêm ra công chúng; đồng thời khuyến khích nâng cao chất lượng quản trị của công ty, tăng mức phạt trong trường hợp vi phạm hành chính hay hướng tới Sở Giao dịch chứng khoán duy nhất tại Việt Nam.

Nhìn chung, Luật đã tiếp cận chuẩn mực thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện phát triển của chứng khoán và TTCK Việt Nam; đồng thời khắc phục được những hạn chế, bất cập của Luật Chứng khoán cũ sau hơn 10 năm thi hành. Qua đó, lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường được chú trọng.

Luật Chứng khoán sửa đổi đặt ra những tiêu chí cao hơn cho các thành viên tham gia thị trường; qua đó, hướng tới thị trường quốc tế.

Triển khai bộ 3 chỉ số mới

Ngày 18/11, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (HOSE) chính thức triển khai 3 bộ chỉ số mới, bao gồm Vietnam Leading Financial Index (VNFIN LEAD), Vietnam Financial Select Sector Index (VNFINSELECT) và Vietnam Diamond Index (VN DIAMOND). Với sự ra mắt các chỉ số mới này, HOSE kỳ vọng đáp ứng nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tiêu chí cho các cổ phiếu thành phần của mỗi bộ chỉ số

Nguồn: HOSE, Vietstock tổng hợp

Bùng nổ trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu là một trong những kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Ngày 04/12/2018, Nghị định số 163 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp được Chính phủ Việt Nam ban hành. Đây được xem là yếu tố thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) khi nới lỏng điều kiện phát hành, đồng thời tăng tính công khai, minh bạch khi phát hành hồ sơ.

Cũng trong năm 2018, đã có 107 thương vụ phát hành trái phiếu doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên Sở GDCK. Các tổ chức phát hành chủ yếu là các ngành bất động sản, ngân hàng, dịch vụ tài chính, xây dựng và vật liệu. Khối lượng phát hành thành công là 224 ngàn tỷ đồng, tăng 94.5% so với năm 2017.

Sang năm 2019, thị trường TPDN tiếp tục bùng nổ. Lượng phát hành 11 tháng đầu năm đã vượt tổng lượng phát hành cả năm 2018 đến 5.8%, đạt 237 ngàn tỷ đồng. Trong đó, Ngân hàng Thương Mại (NHTM) và doanh nghiệp bất động sản dẫn đầu với tổng lượng TPDN đạt 94 ngàn tỷ đồng và 71 ngàn tỷ đồng.

 “Vụ án” lịch sử FTM

Vào giữa tháng 8/2019, thị trường đã chứng kiến một pha “đổ đèo” ngoạn mục của cổ phiếu CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân (HOSE: FTM) khi giảm sàn 30 phiên liên tiếp, thị giá bốc hơi gần 90% chỉ trong 1 tháng. Đáng chú ý hơn, 11 công ty chứng khoán (CTCK) là đối tượng bị thiệt hại nặng nề nhất trong “vụ án” lần này với tổng giá trị thiệt hại ước tính lên tới 200 tỷ đồng.

Qua đó, sự việc trên đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của thị trường cũng như dư luận. Để làm sáng tỏ vụ việc, ngày 19/09 Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, HOSE và các đơn vị chức năng liên quan đã tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật để xác minh, làm rõ thông tin; tuy nhiên, đến giờ vẫn chưa có kết luận chính thức.

Thị trường chứng quyền được vận hành

“Ấp ủ” từ năm 2017, nhưng đến ngày 28/06/2019, chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant - CW) mới chính thức được HOSE đưa vào vận hành. Đây là sản phẩm phái sinh đầu tiên trên thị trường Việt Nam dựa trên quyền chọn mua cổ phiếu. 

Qua đó, việc đưa CW vào TTCK Việt Nam giúp đa dạng hóa sản phẩm đầu tư cũng như tạo thêm công cụ phòng ngừa rủi ro; tăng sức hấp dẫn đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài, góp phần giải quyết bài toán cho cổ phiếu hết room.

Tuy nhiên, sau nửa năm vận hành, thị trường CW đã hạ nhiệt đáng kể; dù số lượng đăng ký chào bán cũng như niêm yết ngày càng tăng, thanh khoản CW mỗi phiên chỉ tầm 7 tỷ đồng, chưa đạt tới 3% vốn hóa thị trường.

Cổ phiếu Yeah 1 và cuộc “chia tay ngàn tỷ” với ông lớn Youtube

Khi niêm yết, cổ phiếu YEG của Tập đoàn Yeah1 đã nhận được rất nhiều sự kỳ vọng của nhà đầu tư. Từ mức tham chiếu 250,000 đồng/cp trong ngày đầu tiên lên sàn (26/06/2018) cổ phiếu tăng trần lên 300,000 đồng/cp, sau đó tiếp tục leo đỉnh lên tới 343,000 đồng/cp sau 2 ngày. Khi đó, Yeah1 trở thành cổ phiếu có thị giá lớn nhất trên sàn chứng khoán, với vốn hóa đạt gần 9,900 tỷ đồng.

Nhưng sau 1 năm vật lộn trên sàn, cổ phiếu YEG đang dò đáy với mức giá 37,000 đồng/cp (tại ngày 20/12), sụt hơn 9 lần so với đỉnh. Vốn hóa doanh nghiệp chỉ còn hơn 1,000 tỷ đồng.

Một trong những nguyên nhân chính khiến cổ phiếu Yeah1 bị “nốc ao” đến từ việc đơn vị này bị Youtube dừng hợp tác (từ ngày 22/05) do nhiều lần bê bối trong việc lựa chọn nội dung. Qua đó, Yeah1 đã chịu tổn thất không nhỏ khi hơn 50% nguồn thu của Yeah1 đến từ mảng kinh doanh quảng cáo và chia sẽ nội dung trên nền tảng kỹ thuật số (hợp tác với Youtube). Dựa theo BCTC hợp nhất của Yeah 1 năm 2018, doanh thu từ mảng này lên tới 927 tỷ đồng (chiếm 55% tổng doanh thu); như vậy cuộc chia tay với ông lớn Youtube ước tính sẽ làm Yeah 1 thất thoát cả ngàn tỷ đồng.

Khởi tố hình sự nguyên Chủ tịch KSA

Vào giữa tháng 3/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP. Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự thao túng thị trường chứng khoán của bà Phạm Thị Hinh – nguyên Chủ tịch HĐQT của Khoáng sản Bình Thuận (KSA).

Cụ thể, nhằm tăng giá, thanh khoản cổ phiếu KSA, bà Hinh đã chỉ đạo nhân viên lập ra 69 tài khoản để thực hiện giao dịch chéo, liên tục thực hiện việc mua bán, tạo thị trường giả để thu hút các nhà đầu tư.

Thông thường, đối với các trường hợp thao túng giá chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên do mức độ nghiêm trọng của sự việc, bà Hinh và đồng phạm đã bị khởi tố hình sự với hình phạt có thể lên đến 12 năm tù (khoản 2 điều 221 Luật hình sự 2015).

Loại bỏ mức sàn đối với phí môi giới

Ngày 15/02, Thông tư số 128/2018/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành có hiệu lực. Qua đó, mức sàn đối với phí môi giới chứng khoán được loại bỏ (trước đây 0.15% giá trị giao dịch), đồng thời, giữ nguyên mức trần là 0.5%. Điều này, gián tiếp thúc đẩy việc cạnh tranh về giá giữa các CTCK, giúp gia tăng quyền lợi cho nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, Thông tư cũng đặt mức trần 2.0% cho phí quản lý quỹ.Trong bối cảnh nhiều công ty Quản lý quỹ hoạt động chưa hiệu quả đang lấy phí 4% đến 5%, thì việc hạn chế mức phí tối đa 2.0% giúp bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư.

Sự kiện thứ 10

Trên đây là 9 sự kiện nổi bật trên sàn chứng khoán Việt Nam 2019. Theo quý độc giả, sự kiện nào sau đây xứng đáng là sự kiện nổi bật thứ 10? Hãy cùng bình chọn trên fanpage của Vietstock.

Như Xuân

Design: Tuấn Trần

FILI

 
Các tin tức khác

>   PYN Elite Fund dự phóng cổ phiếu CEO tăng trưởng 234% vào năm 2022 (27/12/2019)

>   ND2: Báo cáo tiến độ sử dụng vốn thu được từ đợt chào báo chứng khoán ra công chúng đến tháng 12 năm 2019 (27/12/2019)

>   Cổ đông lớn của S55 bị phạt 30 triệu (27/12/2019)

>   Dược phẩm CPC1 Hà Nội bị phạt 435 triệu đồng vì hàng loạt vi phạm (27/12/2019)

>   VRC và TNA sàn phiên thứ 3 liên tiếp, KIS giảm tỷ lệ cho vay margin (27/12/2019)

>   VTV: Biên bản kiểm phiếu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản (27/12/2019)

>   Nhịp đập Thị trường 27/12: Đảo chiều “không kịp trở bàn tay” (27/12/2019)

>   E1VFVN30: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 27/12/2019 (27/12/2019)

>   E1VFVN30: Mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu tuần từ 20/12/2019 đến 26/12/2019 (27/12/2019)

>   FUESSV50: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 27/12/2019 (27/12/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật