Chủ Nhật, 03/11/2019 07:42

Sau vụ kho nhôm 4,3 tỷ USD đội lốt đi Mỹ, loạt hàng Việt bị cảnh báo đỏ

Cuối tháng 10, Hải quan Việt Nam cho biết việc bắt giữ và lưu tại Việt Nam kho nhôm Trung Quốc chờ xuất đi Mỹ với giá trị 4,3 tỷ USD đã gây rúng động giới kinh tế bởi quy mô vụ gian lận thuế cũng như quy cơ bị lợi dụng trở thành điểm trung chuyển hàng lẩn tránh, trốn thuế của Trung Quốc và một số nước khác.

* Kho nhôm 4,3 tỷ USD đội lốt hàng Việt đi Mỹ: Tuần tới, Hải quan thông tin chi tiết

* Chặn kho nhôm khổng lồ 4,3 tỷ USD của Trung Quốc 'đội lốt'

Sau vụ kho nhôm 4,3 tỷ USD 'đội lốt' đi Mỹ, loạt hàng Việt bị cảnh báo đỏ
Kho nhôm 4,3 tỷ USD là vụ việc điển hình cảnh báo mức độ nguy hiểm khi Việt Nam trở thành điểm trung chuyển của hàng hoá lẩn tránh thuế

Nguy cơ Việt Nam trở thành nơi trung chuyển hàng gian lận thuế

Sau khi bị Mỹ đánh thuế bán phá giá, Công ty của Liu Zhongtian và nhiều nhà xuất khẩu nhôm Trung Quốc tìm cách thành lập các pháp nhân bí mật tại những nước như Mexico hay Việt Nam để xuất khẩu hàng của mình vào Mỹ. Nguyên nhân việc này là do nhôm Trung Quốc xuất sang thị trường Mỹ phải chịu thuế đến 374%, trong khi nhôm Việt Nam xuất vào Mỹ chỉ phải chịu thuế thấp hơn rất nhiều.

Người đứng đầu Hải quan Việt Nam ông Nguyễn Văn Cẩn - Tổng cục trưởng nêu quyết tâm: "Không để Việt Nam thành điểm trung chuyển của hàng hóa gian lận, chúng tôi đang tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ với các hành vi gian lận xuất xứ".

Đây không phải mặt hàng duy nhất mà Việt Nam có nguy cơ bị lẩn tránh thuế từ Trung Quốc. Vụ kho nhôm 4,3 tỷ USD là điển hình của việc Việt Nam dễ bị "lợi dụng" và nhận hình phạt từ phía Mỹ nếu nhà chức trách không quyết tâm, gắt gao với các hành vi gian lận trong giới kinh tế. Thực tế, Mỹ đang là nước nhập khẩu hàng hoá số 1 của Việt Nam, với hàng loạt các mặt hàng tỷ USD. Do đó, bất cứ một sai sót nào cũng có thể để lại những hệ quả nghiêm trọng.

Cũng vì lẽ đó, gần đây Bộ Công Thương liên tục phát đi những cảnh báo với doanh nghiệp, các địa phương để ngăn chặn tình trạng gian lận xuất xứ. Nhiều mặt hàng, được Bộ Công Thương nâng lên mức "cảnh báo đỏ" nguy hiểm.

Danh sách hàng Việt bị cảnh báo cấp độ nguy hiểm

Gỗ dán là mặt hàng được Bộ Công Thương ấn định cấp độ 4 - cấp độ nguy hiểm cao nhất. Từ năm 2017 - 2018, Bộ Thương mại Mỹ liên tục mở các cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với các sản phẩm gỗ từ Trung Quốc. Theo đó, Mỹ đã áp thuế với chống bán phá giá gỗ với Trung Quốc lên tới 183,36% và thuế chống trợ cấp với sản phẩm này của Trung Quốc là 22,98% - 194,90%. 

Bức tường thuế này khiến các sản phẩm gỗ từ Trung Quốc bất lực trong việc tiếp cận thị trường Mỹ. Do đó, các doanh nghiệp Trung Quốc đã tìm cách mượn xuất xứ từ các đất nước chưa bị Mỹ áp thuế hoặc áp ở mức thấp. 

Nguy cơ này hiện hữu và giới chức Mỹ dễ dàng nhận ra. Tháng 11/2018, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Mỹ khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại bằng hình thức chuyển tải đối với các sản phẩm gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam trên cơ sở nghi ngờ công ty Finewood Việt Nam có các hành vi lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại.

Bộ Công Thương cũng thống kê được kim ngạch nhập khẩu gỗ dán từ Trung Quốc giảm gần 81% trong 9 tháng năm 2018, thì Việt Nam tăng 516% trong cùng khoảng thời gian đó. 

Từ tháng 10/2018 đến 5 tháng đầu năm 2019, Mỹ đã tiến hành điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại đối với sản phẩm gỗ dán nên USITC không công khai số liệu một số sản phẩm có kim ngạch nhập khẩu cao từ Trung Quốc và Việt Nam để đảm bảo tính khách quan trong quá trình điều tra.

Tuy nhiên, theo số liệu của Hải quan Việt Nam cung cấp, trong 5 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu gỗ dán của Việt Nam sang Mỹ đối với các mã HS bị điều tra đạt 25,6 triệu USD.

Hiện tại do Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ đã tiến hành điều tra lẩn tránh thuế dưới hình thức chuyển tải đối với sản phẩm gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam nên cần phải tiến hành tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ.

Cũng theo báo cáo từ Bộ Công Thương, đá nhân tạo bị đánh giá nguy hiểm ở cấp độ 3. Mỹ đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc vào tháng 5/2018. Thuế tạm thời được áp dụng từ tháng 9/2018, Thuế chính thức được áp dụng từ tháng 5/2019.

Mức thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm Trung Quốc từ 265,81% đến 336,69%. Mức thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm Trung Quốc từ 45,32% đến 190,99%.

Thống kê cho thấy, nhập khẩu đá nhân tạo của Mỹ đối với Việt Nam đã tăng ở mức hơn 600% trong tháng 8/2019. 

Ở mức độ cảnh báo 3 còn các sản phẩm như giá để đồ bằng sắt, đệm mút, xe đạp điện, lốp xe tải và xe khách, thép chống ăn mòn. 

Nguyên do có sự gia tăng đột biến trong kim ngạch nhập khẩu của Mỹ đối với sản phẩm đệm từ Việt Nam, sản phẩm này có khả năng xảy ra nguy cơ bị điều tra chống bán phá giá hoặc chống lẩn tránh thuế.

Các sản phẩm ở Mức cảnh báo 2 là vành thép không gỉ, thép tấm cán nóng, sản phẩm đúc bằng gang, xơ sợi tổng hợp,

Các sản phẩm ở mức cảnh báo 1 gồm thép chống ăn mòn, Ruy băng trang trí...

Bạch Huệ

VnEconomy

Các tin tức khác

>   Đã quyết phương án tháo dỡ khẩn cấp lô E chung cư Võ Văn Kiệt (02/11/2019)

>   Bắt giám đốc mê game lừa xuất khẩu lao động, chiếm đoạt 3 tỉ đồng (02/11/2019)

>   Làm muộn, nghỉ trưa ít liên quan gì năng suất! (02/11/2019)

>   Ngoài 1,8 triệu tấn nhôm, 'lộ' 6 chuyên án hàng xuất đi Hoa Kỳ (02/11/2019)

>   Xuất khẩu nông sản bị lừa tới tấp (02/11/2019)

>   Thông tin "TP.HCM và đồng bằng sông Cửu Long bị xóa sổ năm 2050" chưa đủ cơ sở khoa học (01/11/2019)

>   Ở đâu có đấu thầu, ở đó có giang hồ? (01/11/2019)

>   Nhận diện thủ đoạn mới nhằm chiếm đoạt tài sản bằng công nghệ cao (01/11/2019)

>   Hết đeo mào, Bộ GTVT lại yêu cầu gắn logo phản quang cho taxi công nghệ (01/11/2019)

>   Áp dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt để thực thi Hiệp định CPTPP (01/11/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật