Ngành xây dựng: CTD tự “trói chân”, CII dẫn đầu nợ, PVX là “trùm” lỗ…
Nối dài những chuỗi ngày khó khăn trong năm 2018, kéo sang 9 tháng đầu năm 2019, kết quả kinh doanh của những doanh nghiệp xây dựng vẫn tiếp tục đi xuống. Đáng chú ý, trong bối cảnh khó khăn như vậy, nhiều doanh nghiệp buộc phải tăng nợ vay để tài trợ cho hoạt động chính.
Cuộc đua lợi nhuận: REE bỏ xa do CTD tự “trói chân mình”
Theo dữ liệu thống kê của Vietstock, ngành xây dựng niêm yết tạo ra gần 122,000 tỷ đồng doanh thu trong 9 tháng đầu năm 2019, tương ứng giảm 5% so với cùng kỳ năm trước. Do biên lãi gộp toàn ngành có sự giảm nhẹ, trong khi chi phí lãi vay phải trả tăng lên khiến lãi ròng toàn ngành xây dựng sụt giảm hơn 18% so cùng kỳ, chỉ còn đạt hơn 5,000 tỷ đồng.
Ngôi vương về lợi nhuận ngành xây dựng sau 9 tháng vẫn không đổi với cái tên Cơ điện lạnh (HOSE: REE) bất chấp lãi ròng đơn vị này sụt giảm gần 4%. Điều đáng nói hơn, Coteccons (HOSE: CTD) là đơn vị bám đuổi sát nút trong cuộc đua trên thị trường vào năm 2018 lại đang bị nới một khoảng cách rất lớn trong 9 tháng đầu năm nay. Nguyên nhân là bởi lãi ròng CTD giảm đến gần 60%. Ở điểm này, chẳng khác nào CTD đã tự “trói chân mình” trong cuộc đua lợi nhuận ngành xây dựng.
Top 10 doanh nghiệp đạt lãi ròng lớn nhất trong 9 tháng 2019 (Đvt: Tỷ đồng)
Xét về mức độ tăng trưởng, Constrexim Số 8 (HNX: CX8) tăng nhiều nhất nhưng con số lãi chỉ hơn nửa tỷ đồng. Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE: CII) cũng tăng gấp 5 lần, đạt 453 tỷ đồng, đến chủ yếu từ đầu tư tài chính và thanh lý công ty con.
Top 10 doanh nghiệp có lãi răng trưởng mạnh nhất trong 9 tháng 2019 (Đvt: Tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance
|
Có 21 doanh nghiệp xây dựng thua lỗ trong 9 tháng đầu năm, con số này tăng 6 đơn vị so với cùng kỳ. Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (HNX: PVX) tiếp tục dẫn đầu về lỗ, và đang có nguy cơ lỗ năm thứ 3 liên tiếp (điều này đồng nghĩa với án hủy niêm yết bắt buộc).
Cotecland (HOSE: CLG) cũng gây thất vọng lớn cho nhà đầu tư khi lỗ gần bằng PVX do không có hợp đồng thì công nào mới. Nếu kết thúc năm 2019 trong thua lỗ, thì đây là lần đầu tiên sau 13 năm, CLG báo lỗ.
Top 10 doanh nghiệp lỗ nặng nhất trong 9 tháng 2019 (Đvt: Tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance
|
Cái tên Tập đoàn COTANA (HNX: CSC) được giới đầu tư bắt đầu chú ý nhiều hơn khi ông chủ của CSC là Đào Ngọc Thanh trở thành Chủ tịch Vinaconex (HNX: VCG) sau khi An Quý Hưng mua 57.7% vốn VCG từ SCIC.
Nhưng trái với sự “nổi tiếng” đó, kết quả kinh doanh CSC 9 tháng đầu năm 2019 sụt giảm trầm trọng, chỉ với lãi 3 tỷ đồng.
Top 10 doanh nghiệp giảm lãi nhiều nhất trong 9 tháng 2019 (Đvt: Tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance
|
CII vay nợ lớn nhất toàn ngành
Tổng tài sản toàn ngành xây dựng niêm yết đạt gần 259,000 tỷ đồng, tăng 6% so với hồi đầu năm. Tài sản của CII tăng vượt trội, đạt trên 28,500 tỷ đồng và dẫn đầu toàn ngành. Có được điều này là do CII tăng khoản phải thu ngắn hạn thêm gần 1,500 tỷ và tăng hàng tồn kho hơn 4,000 tỷ so với đầu năm. Việc tăng hàng tồn kho là bởi trong năm nay, CII hoàn tất thâu tóm xong Năm Bảy Bảy (HOSE: NBB).
Một sự chuyển động đáng chú ý nữa giữa hai ông lớn trong ngành là CTD và HBC. Giá trị tổng tài sản của Tập đoàn xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC) tăng thêm 3% trong khi CTD giảm gần 11% khiến vị trí xếp hạng của hai đơn vị này cũng có sự thay đổi.
Top 10 doanh nghiệp có tài sản lớn nhất (Đvt: Tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance
|
Không thể bỏ qua yếu tố khoản phải thu đối với doanh nghiệp xây dựng trong bối cảnh thị trường chung đang gặp khó khăn như hiện nay. Quan sát cho thấy, đa số các ông lớn đều tăng đáng kể phải thu ngắn hạn như HBC, VCG, CII, ROS, HTN, PC1, LCG… hay như REE thậm chí còn tăng đến 70%.
Top 10 doanh nghiệp có phải thu ngắn hạn lớn nhất (Đvt: Tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance
|
CX8 là đơn vị có tốc độ tăng trưởng lãi ròng cao nhất, doanh thu 9 tháng cũng tăng 130% nhưng song song đó là sự tăng trưởng ở khoản phải thu. Tỷ lệ khoản phải thu/tổng tài sản ở CX8 lên đến gần 83%, cao nhất toàn ngành tính đến 30/09/2019.
Top 10 doanh nghiệp có tỷ lệ khoản phải thu/tổng tài sản cao nhất
Nguồn: VietstockFinance
|
Việc bị chiếm dụng vốn tăng khiến các doanh nghiệp buộc tăng vay nợ để tài trợ cho hoạt động chính. Tổng dư nợ vay của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết tăng 11% so với đầu năm, vượt mốc 75,300 tỷ đồng.
CII là đơn vị thực hiện vay nợ nhiều nhất với số dư tại 30/09/2019 lên đến 12,190 tỷ đồng, tăng 125 so với đầu năm. Và như lẽ đương nhiên, CII là doanh nghiệp trả lãi vay cao nhất, mỗi ngày phải trả gần 2 tỷ đồng.
Top 10 doanh nghiệp vay nợ nhiều nhất (Đvt: Tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance
|
Top 10 doanh nghiệp trả lãi vay lớn nhất trong 9 tháng đầu năm (Đvt: Tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance
|
Top 10 doanh nghiệp có tỷ lệ nợ vay/tổng tài sản cao nhất
Nguồn: VietstockFinance
|
CTD trượt dài từ đỉnh nhưng TKC mới là cổ phiếu “thổi bay” tiền nhà đầu tư nhiều nhất
Cổ phiếu ngành xây dựng đã đón một năm 2018 không như mong đợi. Và trong 9 tháng đầu năm, cảm giác đó đã thật sự mang đến thất vọng cho nhà đầu tư. Từ giá kỷ lục mà các cổ phiếu xây dựng vừa đạt được, có rất nhiều mã chính thức bước vào xu hướng giảm trở lại.
Tính riêng trong 9 tháng đầu năm nay, ngoại trừ REE và VCG là hai ông lớn vốn hóa ngàn tỷ còn duy trì được mức tăng thì các đại gia còn lại đều ngã ngữa. Trường hợp của CTD là điển hình, từ mức 155,000 đồng/cp hồi đầu năm, đến nay (13/11) chỉ còn hơn 70,000 đồng/cp.
Giảm mạnh nhất từ 9 tháng đầu năm là Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Tân Kỷ (HNX: TKC) với mức giảm 76%. Đã thổi sạch thành quả mà TKC tăng giá suốt 3 năm từ 2015-2018 .
20 cổ phiếu xây dựng giảm giá mạnh nhất từ đầu năm
Nguồn: VietstockFinance
|
Thiên Mục
FILI
|