Thứ Tư, 06/11/2019 09:44

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2019: Tăng trưởng kinh tế có thể cao hơn 6.8% nếu điều kiện thuận lợi

Chiều ngày 05/11, phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2019 đã diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Về tình hình kinh tế - xã hội, trong bối cảnh các tổ chức quốc tế đều cho rằng nền kinh tế thế giới đang xuất hiện hiện tượng "4 thấp", đó là tăng trưởng thấp, thương mại - đầu tư thấp, lãi suất thấp và lạm phát thấp, điều này sẽ có thể dẫn đến "trì trệ kéo dài" và sẽ chuyển sang "suy thoái", các tổ chức quốc tế tiếp tục nhận định lạc quan về phát triển kinh tế của Việt Nam.

Quang cảnh buổi họp báo họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2019

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng, tình hình KT-XH tháng 10 và 10 tháng tiếp tục xu hướng tích cực.

 

Các tổ chức quốc tế nhận định lạc quan về phát triển kinh tế của Việt Nam

 

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản phát triển khá, khẳng định cơ cấu lại ngành nông nghiệp đang phát huy hiệu quả tích cực. Lâm nghiệp phát triển ổn định (sản lượng gỗ khai thác tăng 4.6%); chăn nuôi bò và gia cầm phát triển tốt (đàn bò tăng 2.4%, gia cầm tăng 11.5%).

Khu vực công nghiệp tiếp tục có bước phát triển mạnh (IIP tăng 9.5%); ngành chế biến, chế tạo, sản xuất phân phối điện tăng mạnh (lần lượt tăng là 10.8% và 9.9%); đặc biệt ngành khai khoáng tăng trưởng trở lại sau nhiều năm tăng trưởng âm (tăng 1.2% cùng kỳ năm trước giảm 2.3%). Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng cao so với cùng kỳ (sắt, thép tăng 42.8%; xăng, dầu tăng 33,2%; tivi tăng 16.4%; điện thoại thông minh tăng 16%).

Thị trường thương mại ổn định, nguồn cung hàng hóa được bảo đảm; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt mức tăng cao đạt 11.8%. Thu hút khách quốc tế tiếp tục tăng khá, đạt gần 14.5 triệu lượt người, tăng 13% so với cùng kỳ (tháng 10 là tháng đầu tiên có lượng khách quốc tế đến nước ta đạt trên 1.6 triệu lượt người).

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tiếp tục được kiểm soát và giữ ở mức thấp. CPI bình quân 10 tháng năm 2019 tăng 2.48% so với bình quân cùng kỳ; CPI tháng 10/2019 tăng 2.79% so với tháng 12/2018 và tăng 2.24% so với cùng kỳ.

Kim ngạch xuất khẩu tăng khá, đạt trên 217 tỷ USD, tăng 7.4%. Khu vực trong nước tăng 16.2%, cao hơn nhiều so với khu vực FDI là 3.9%; tỷ trọng xuất khẩu của khu vực trong nước chiếm 30.7% kim ngạch xuất khẩu. Xuất siêu 7 tỷ USD.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài giữ đà phát triển tốt; vốn FDI thực hiện đạt 16.2 tỷ USD, cao nhất cùng kỳ các năm từ trước đến nay; góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 10.8 tỷ USD, tăng 70,5%. Cả nước có 114.4 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và có 34.9 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 24.8% so với cùng kỳ.

Còn theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình kinh tế - xã hội trong nước tháng 10 và 10 tháng năm 2019 tiếp tục có những chuyển biến tích cực.

Kinh tế vĩ mô ổn định; lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, CPI bình quân 10 tháng tăng 2.48% so với cùng kỳ năm 2018, là mức tăng bình quân 10 tháng thấp nhất trong 3 năm gần đây.

Thị trường tiền tệ mặc dù chịu nhiều sức ép do biến động của thị trường thế giới, tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung..., nhưng nhờ sự điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, phù hợp với thị trường, nên mặt bằng lãi suất, tỷ giá, thị trường ngoại tệ, thị trường vàng vẫn tương đối ổn định, thanh khoản được đảm bảo; tín dụng đối với một số ngành là động lực tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, xây dựng, dịch vụ nhìn chung có mức tăng trưởng khá. Tiến độ thu ngân sách nhà nước 10 tháng đạt kết quả tích cực, tăng 9.9% so với cùng kỳ. Giải ngân vốn FDI đạt khá, tăng 7.4% so với cùng kỳ. Xuất siêu khoảng 7 tỷ USD.

Doanh nghiệp thành lập mới 10 tháng tiếp tục phát triển với quy mô vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp tăng mạnh, đạt 12.5 tỷ đồng. Khu vực công nghiệp và dịch vụ tiếp tục đà tăng trưởng khá, sức mua tiêu dùng tăng cao, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11.8% so với cùng kỳ. Hoạt động du lịch sôi động, tháng 10 là tháng đầu tiên có lượng khách quốc tế đến nước ta đạt trên 1,6 triệu lượt người, tính chung 10 tháng tăng 13% so với cùng kỳ. Chất lượng giáo dục đại học ngày càng được nâng cao, xếp thứ 68/196 quốc gia trên thế giới.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, vào thời điểm gần hết năm, dự báo hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu và tiêu dùng trong nước tăng mạnh. Nếu điều kiện thuận lợi, tăng trưởng kinh tế dự báo có thể đạt cao hơn 6.8%. Việt Nam là quốc gia duy nhất thuộc Đông Á - Thái Bình Dương được Ngân hàng thế giới (WB) giữ nguyên dự báo về tăng trưởng cho năm 2019 và 2020 với hai động lực tăng trưởng chính là tiêu dùng nội địa và tính cạnh tranh trên toàn cầu.

Hàn Đông

FILI

Các tin tức khác

>   Xem xét trách nhiệm lãnh đạo những đơn vị giải ngân vốn đầu tư công thấp (04/11/2019)

>   Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11 (01/11/2019)

>   GDP bình quân đầu người Việt Nam thua thế giới 8.400 USD (30/10/2019)

>   Duy trì nhịp độ tăng trưởng 6,8% là rất gian nan (30/10/2019)

>   Chính phủ đính chính báo cáo về tình hình nợ công (30/10/2019)

>   Tình hình kinh tế trong 10 tháng đầu năm (29/10/2019)

>   PMI tháng 11 đạt 51 điểm, sản lượng tăng lần đầu tiên trong 3 tháng (02/12/2019)

>   CPI tháng 10 tăng 0.59% so với tháng trước (29/10/2019)

>   Giải bài toán 'Huế trực thuộc trung ương' (27/10/2019)

>   Tỉ lệ nợ công giảm sâu trên nền tảng bền vững hơn (25/10/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật