Thứ Hai, 25/11/2019 11:10

Henry Kissinger: Hậu quả từ thương chiến Mỹ-Trung có thể còn tệ hơn Thế Chiến I

Mối quan hệ kinh tế và tài chính gắn kết giữa Mỹ và Trung Quốc có khả năng tạo rủi ro lớn hơn cho sức ảnh hưởng của Mỹ trên toàn cầu nếu hai quốc gia ngày càng xa cách hơn.

“Chúng ta vẫn đang ở chân đồi của một cuộc chiến tranh lạnh”, Henry Kissinger, cựu Ngoại trưởng Mỹ, cho biết tại Diễn đàn Kinh tế Mới của Bloomberg ở Bắc Kinh trong ngày thứ Năm (21/11).

Henry Kissinger, cựu Ngoại trưởng Mỹ

Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang trong năm 2018, đưa cuộc chiến Mỹ-Trung trở thành chủ đề tranh luận hàng đầu trên toàn cầu. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp hàng rào thuế quan lên tới hàng tỉ USD hàng hóa Trung Quốc và đặt một vài công ty công nghệ Trung Quốc vào danh sách đen – tức ngăn các công ty này mua linh kiện và hàng hóa từ các nhà cung ứng Mỹ.

Bắc Kinh đã đáp trả lại bằng cách áp hàng rào thuế quan lên Mỹ, đồng thời đẩy mạnh chiến dịch như Sáng kiến Vành đai và Con đường – một chương trình phát triển cơ sở hạ tầng được nhiều chuyên gia xem là nỗ lực gia tăng sức ảnh hưởng của Trung Quốc từ Chủ tịch Tập Cận Bình.

“Do đó, nếu xung đột được phép phát triển không giới hạn, kết quả sẽ còn tệ hơn cả những gì đã diễn ra ở châu Âu”, Henry Kissinger nói, đề cập đến Thế Chiến I.

Chọn Mỹ hay Trung Quốc?

Trong khi thị trường chứng khoán toàn cầu háo hức chờ đợi Mỹ và Trung Quốc tiến tới thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 trong vài tháng tới, thì hàng rào thuế quan và tâm lý không chắc chắn nói chung đã gia tăng áp lực lên các doanh nghiệp và buộc họ phải xem xét tới cách giải quyết các hoạt động giữa Mỹ và Trung Quốc.

Nhiều chuyên gia lo ngại về “cuộc chiến tranh lạnh về công nghệ”, trong đó hệ thống công nghệ và đổi mới phát triển tách biệt ở Mỹ và Trung Quốc.

Đối với cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Hank Paulson, mối quan ngại lớn hơn là việc chia rẽ giữa hai bên buộc các quốc gia phải lựa chọn làm ăn với Trung Quốc hơn là Mỹ.

“Tôi không thấy có quốc gia nào chuẩn bị loại bỏ mối quan hệ thương mại và công nghệ với Trung Quốc”, Paulson cho biết trong bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Mới trong ngày thứ Năm (21/11). “Nếu các quốc gia thuộc bên thứ ba đồng tình với các tiêu chuẩn Trung Quốc, thì chỉ có Trung Quốc mới có khả năng tiếp cận với các thị trường này, từ đó để Mỹ trong nỗi cô đơn lạnh lẽo”.

Lập luận này cũng đúng với ngành tài chính, ông nói và điều này rồi sẽ đe dọa đến vai trò là trung tâm tài chính thế giới của New York, đồng thời giúp các thành phố khác như Tokyo – và có thể là Thượng Hải – lấp vào khoảng trống đó.

“Trừ khi có điều gì đó diễn ra quá sai ở Trung Quốc, không quốc gia nào khác muốn tách rời khỏi thị trường tài chính Trung Quốc”, Paulson cho biết. “Vì vậy, Trung Quốc sẽ đóng vai trò lớn trong bức tranh tài chính toàn cầu trong vài thập niên tới”.

Tuy nhiên, Paulson lưu ý rằng các quốc gia khác vẫn có phương án lựa chọn để làm việc với Mỹ thay vì Trung Quốc, có khả năng ngăn chặn các công ty Trung Quốc không thể tiếp cận tới những thị trường này. “Vì vậy Trung Quốc cần phải suy xét kỹ lưỡng về việc không sẵn lòng mở cửa các tiêu chuẩn nội địa”, ông nói.

Trung Quốc đã có những bước tiến lịch sử trong năm nay khi công bố những thay đổi đối với môi trường kinh doanh nước ngoài và mở cửa thị trường địa phương hơn nữa cho các tổ chức tài chính nước ngoài. Mặc cho tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại và những nghi ngờ về tính chính xác của các dữ liệu được báo cáo, nhưng chỉ mất vài thập kỷ để Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, quan điểm phát triển quốc gia của họ không nhất thiết đe dọa đến Mỹ, mà chỉ là làm cho Trung Quốc trở nên mạnh mẽ, Kissinger nói.

“Vì vậy, tôi không xem Trung Quốc đã bắt đầu nó”, ông nói. “Lịch sử đã bắt đầu nó”.

Vương Đông (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Thỏa hiệp về thương mại, Trung Quốc nâng mức phạt với đánh cắp sở hữu trí tuệ (25/11/2019)

>   Tiền nhàn rỗi của các gia đình siêu giàu đang tăng cao (25/11/2019)

>   Tỷ phú Bloomberg sẽ không nhận lương nếu thành tổng thống (24/11/2019)

>   Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể còn tệ hơn (24/11/2019)

>   Cơ quan Mỹ biểu quyết cấm Huawei, ZTE tham gia vào chương trình trợ cấp Chính phủ (23/11/2019)

>   Những nông dân đội ơn Trump vì đánh thuế Trung Quốc (23/11/2019)

>   Apple xóa đánh giá của người dùng trên cửa hàng trực tuyến (23/11/2019)

>   Chủ tịch Tập Cận Bình không e ngại chiến tranh thương mại với Mỹ (22/11/2019)

>   Vẫn lỗ đậm, WeWork sa thải 2.400 nhân viên trên toàn cầu (22/11/2019)

>   Thách thức thu hút công ty nước ngoài của Việt Nam (22/11/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật