Thứ Hai, 11/11/2019 09:57

'Đế chế' thời trang NEM: Từng bị Vietinbank rao bán nợ xấu đến nghi án cắt mác

Như chúng tôi đã đưa tin về việc Quản lý thị trường Hà Nội đã bắt tại hiện trường 4 tấn quần áo ngoại đang được "phù phép" thành hàng Việt. Ông Chu Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết vẫn mời đối tượng lên giải trình tất cả các hóa đơn chứng từ, xem có xuất xứ của NEM không hoặc của đơn vị nào thì họ phải giải trình.

* 4 tấn quần áo ngoại bị bắt khi đang cắt mác: Mời chủ hãng NEM, IFU lên làm việc

“Đế chế” thời trang NEM: Từng bị Vietinbank rao bán nợ xấu đến nghi án cắt mác
Từ khoản nợ xấu, bán mình cho nhà đầu tư Nhật đến nghi án "cắt mác"

Ông Nguyễn Ngọc Hà, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 17 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) cho biết trong số lượng hàng thu giữ, số lượng của NEM không nhiều. Theo lời khai của nhân viên cơ sở may mặc thì họ mua đồ của NEM.

"Hiện họ mới khai báo như thế nhưng mình phải xác minh có phải hàng của NEM không, có giấy tờ không? NEM xác nhận có phải hàng của NEM không, nếu không phải thì là hàng giả. Còn nếu của NEM thì lại khác. Chúng tôi đương nhiên sẽ có công văn gửi sang NEM mời họ sang", ông Hà nói. 

Theo tìm hiểu, Công ty Cổ phần Thời trang NEM  được thành lập năm 2007 và là đơn vị trong hệ sinh thái có sở hữu chuỗi cửa hàng thời trang công sở NEM nổi tiếng toàn quốc. Người đại diện pháp luật kiêm Giám đốc của công ty tên là Trương Việt Bình.

Người đứng đầu của Thời trang NEM, ông Trương Việt Bình còn là lãnh đạo của loạt công ty khác như Công ty TNHH Bình Lý hoạt động từ năm 1997; Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Khánh Linh thành lập năm 2017; Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Thời trang Bình An, Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại An Thành...

Theo giới thiệu trên website của NEM thì thời trang NEM là thương hiệu được thành lập từ năm 2002 với định vị ban đầu chuyên thiết kế và sản xuất thời trang cho phái nữ theo phong cách Pháp.

Từ một cửa hàng đầu tiên trên phố Hàng Lược, đến nay hệ thống của NEM đã mở rộng trở thành thương hiệu thời trang công sở trên toàn quốc. Hiện hãng thời trang này đã mở rộng ra 40 tỉnh, thành phố như Hà Nội, Tp.HCM, Nghệ An, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Đà Nẵng, Bình Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh... Tổng số cửa hàng NEM đến nay là 86.

Hầu như mỗi tỉnh, NEM đều có từ 1-2 cửa hàng. Hà Nội và Tp. HCM là hai nơi có nhiều cửa hàng nhất. Hà Nộị hiện có 19 cửa hàng, Tp. HCM có 12 cửa hàng. Số cửa hàng không ngừng tăng lên qua từng năm.

Đặc điểm của NEM đó là cửa hàng được mở ở những vị trí đắc địa nhất, những khu đất vàng và trung tâm thương mại đông người qua lại. 

NEM
NEM sở hữu những cửa hàng ở vị trí đắc địa nhất

Thông tin trên trang web của công ty, các giao dịch mua bán hàng được đại diện bởi Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại An Thành. Công ty được thành lập giữa năm 2017 và người đại diện pháp luật cũng là ông Trương Việt Bình.

Hồi tháng 9/2018, một tai tiếng đến với hãng thời công sở này đó là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank) đã ra thông báo về việc bán khoản nợ xấu có tài sản đảm bảo của Công ty Cổ phần Thương mại NEM.

Vietinbank khi đó cho biết, tính đến 22/8/208, dư nợ khoản vay của NEM là 111 tỷ đồng, gồm 61 tỷ đồng dư nợ gốc và khoảng 50 tỷ đồng nợ lãi. Tài sản bảo đảm là toàn bộ hàng tồn kho luân chuyển (hàng thời trang: quần, áo, đầm...) của công ty. Dù vậy tại ngày 30/6/2018, giá trị hàng tồn kho của công ty được ghi nhận chỉ 33,9 tỷ đồng.

Doanh nhân Trương Việt Bình khá kín tiếng trên thương trường. Sau khi sáng lập thương hiệu NEM thì loạt các thương hiệu như NEM NEW, NEM Gold, NEM Luxury, NEM Premium… đã ra đời.

Cuối năm 2017, Stripe International - một nhà đầu tư đến từ Nhật Bản đã mua lại 70% cổ phần của Công ty sở hữu thương hiệu thời trang NEM. Công ty Nhật Bản cho biết việc mua lại NEM nằm trong kế hoạch tham gia thị trường Việt Nam, xa hơn là ASEAN với tiềm năng về dân số và tăng trưởng kinh tế.

Theo đánh giá của Stripe International tại thời điểm thâu tóm, NEM là hãng thời trang công sở với tốc độ mở mới hơn 10 cửa hàng mỗi năm và doanh thu đạt mức tăng trưởng 20%. 

Sau khi mua lại NEM, Stripe International kỳ vọng thương hiệu Việt Nam có khả năng đạt được mục tiêu doanh thu 26 triệu USD trong năm 2017 (tức khoảng gần 600 tỷ đồng).

Về hãng thời trang IFU, hiện hãng thời trang này đang đóng trang web vô thời hạn mà không thông báo lý do. Ngay cả fanpage IFU fashion cũng bất ngờ khoá không lý do. IFU Fashion là thương hiệu thời trang dành cho phái nữ bao gồm áo, quần, đầm, chân váy và jumpsuit. Hệ thống gồm 18 cửa hàng trên toàn quốc.

Trước đó, trong ngày 4/11, Cục Quản lý thị trường Hà Nội (Đội số 17) đã kiểm tra cơ sở may mặc tại 503 Bát Khối, phường Thạch Bàn, quận Long Biên. Tại thời điểm kiểm tra công nhân may của cơ sở này đang thực hiện việc cắt tem nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài và đính thay bằng nhãn NEM, IFU trên các sản phẩm quần áo.

Hàng hoá gồm 66 bao quần áo các loại có chữ nước ngoài, 2130 sản phẩm quần áo đã gắn nhãn IFU, 16 bao quần áo gắn nhãn NEM, 6 bao túi xách và 4 bao quần áo đã cắt nhãn gốc. Ước tổng khối lượng hàng hóa khoảng 4 tấn, tổng trị giá hàng hóa khoảng 2 tỷ đồng.

Toàn bộ hàng hóa trên do nước ngoài sản xuất, chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc có cả hàng hóa của NEM, IFU. Đây là những thương hiệu khá nổi tiếng trên thị trường.

Bạch Huệ

VnEconomy

Các tin tức khác

>   Miễn phí xe vào sân bay 10-15 phút (11/11/2019)

>   Chính phủ giải thích về 4 năm liên tục xuất siêu, 2020 dự kiến nhập siêu (11/11/2019)

>   Tắc vốn 'công - tư PPP' (11/11/2019)

>   Thêm hàng loạt sai phạm tại Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn (11/11/2019)

>   Đà Nẵng kiến nghị Thủ tướng tháo gỡ khoản nợ công trình hơn 2.300 tỉ đồng (10/11/2019)

>   Hàng trăm doanh nghiệp Việt đứng tên cho người nước ngoài 'núp bóng' tại vị trí nguy hiểm (10/11/2019)

>   Từ 2021, mỗi năm Việt Nam sẽ thiếu hàng tỉ kWh điện (09/11/2019)

>   Mua nước mặt cao hơn giá nước sạch, Hà Nội đang ưu ái Nhà máy nước mặt Sông Đuống? (09/11/2019)

>   Thịnh vượng của Việt Nam phải dựa trên internet (09/11/2019)

>   Nhập thêm hàng từ Mỹ để giảm thâm hụt thương mại (08/11/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật