Thứ Tư, 20/11/2019 09:05

Đài Loan phất lên khi Trung Quốc 'chìm' trong chiến tranh thương mại

Đài Loan đang chớp lấy cơ hội tái sinh nền kinh tế của mình khi các hãng công nghệ xem xét lại việc hợp tác với Trung Quốc trong bối cảnh chiến tranh thương mại.

Đài Loan phất lên khi Trung Quốc chìm trong chiến tranh thương mại - Ảnh 1.
Một cơ sở sản xuất tại thành phố Đài Trung, Đài Loan - Ảnh: REUTERS

Đài Loan đã trải qua nhiều thập kỷ thất thoát dòng đầu tư và công nghệ kỹ thuật về phía Trung Quốc đại lục. Nay nhờ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, hòn đảo này đang cố nắm lấy cơ hội trở thành trung tâm sản xuất của thế giới một lần nữa.

Theo hãng tin Bloomberg, doanh nghiệp Đài Loan đã đầu tư gần 39 tỉ USD tại quê hương, sau khi chính quyền tại đây triển khai kế hoạch thu hút đầu tư từ hồi đầu năm 2019. 

Kế hoạch này đưa ra nhiều ưu đãi dành cho các công ty địa phương sở hữu cơ sở sản xuất tại Trung Quốc, đặc biệt là các ngành công nghệ cao.

Mục đích của chính quyền Đài Loan là thúc đẩy nền kinh tế của họ tăng trưởng tốt hơn các đối thủ khác trong bối cảnh thương chiến Mỹ - Trung.

Một quan chức thuộc chính quyền Đài Loan, ông Kung Ming-hsin, nói với Bloomberg rằng sẽ mất thêm vài năm tới để chính sách này sẽ gây tác động rõ ràng đối với nền kinh tế.

"Chúng ta sẽ thấy đầu tư hằng năm sẽ tăng thêm 300-400 tỉ Tân Đài Tệ (khoảng 9-13 tỉ USD) trong khoảng 2 hay 3 năm nữa nhờ sự quay trở lại của các công ty Đài Loan. Chúng tôi tự tin rằng sẽ có động lực tăng trưởng vững chắc cho 3-4 năm tới", ông Kung nói.

Tuy nhiên, kế hoạch lôi kéo doanh nghiệp địa phương quay trở về chỉ là một trong hai tầm nhìn kinh tế đối lập ở Đài Loan hiện tại. 

Nhà lãnh đạo Thái Văn Anh muốn Đài Loan phát triển công nghiệp sản xuất, năng lượng sạch và quốc phòng. Trong khi đó, đối thủ chính trị của bà, ông Hàn Quốc Du, kêu gọi tháo bỏ rào cản trong quan hệ làm ăn với Trung Quốc.

Các doanh nghiệp Đài Loan vốn chuyên lắp ráp và sản xuất sản phẩm cho nhiều thương hiệu điện tử hàng đầu thế giới. Những doanh nghiệp này bắt đầu đầu tư vào Trung Quốc từ cuối những năm 1980. Đây là tiền đề biến Trung Quốc thành công xưởng của thế giới.

Dù vậy, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung kéo dài đi kèm hàng loạt loại thuế quan đang khiến những doanh nghiệp trên dần di dời chuỗi sản xuất của họ về lại Đài Loan hoặc xuống Đông Nam Á, nhằm bảo vệ biên lợi nhuận mỏng manh của mình.

Cả Trung Quốc và Mỹ đều là 2 thị trường lớn nhất của Đài Loan.

NGUYÊN HẠNH

Tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Mỹ cho phép công ty làm ăn với Huawei thêm 90 ngày (19/11/2019)

>   Ông Trump ngồi bàn chuyện kinh tế với Chủ tịch Fed (19/11/2019)

>   Những quốc gia có duy nhất một tỷ phú USD, bất ngờ nhất là Qatar (19/11/2019)

>   Trung Quốc đột nhiên giảm lãi suất liên ngân hàng lần đầu tiên kể từ năm 2015 (18/11/2019)

>   Kinh tế toàn cầu có thể phục hồi từ quý 1/2020? (18/11/2019)

>   Costco làm cách nào để “sống khỏe” giữa thương chiến Mỹ-Trung? (18/11/2019)

>   Hộ gia đình Mỹ gánh khối nợ kỷ lục 14.000 tỉ đô la (16/11/2019)

>   TP.HCM nhiều chủ xe buýt "xin nghỉ" vì quá lỗ? (15/11/2019)

>   Hiểu diễn biến thị trường tài chính toàn cầu năm 2019 qua một biểu đồ (15/11/2019)

>   Trung Quốc phản đối yêu cầu mua nông sản của Mỹ (15/11/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật