Thứ Hai, 21/10/2019 11:45

Vụ công ty Alibaba được nêu điển hình trong báo cáo trình Quốc hội

Vụ án Công ty cổ phần địa ốc Alibaba (Công ty Alibaba) đã được đưa vào làm "điển hình" trong báo cáo thẩm tra về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, trình bày sáng 21-10.

Vụ Công ty Alibaba được nêu điển hình trong báo cáo trình Quốc hội - Ảnh 1.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo - Ảnh: NGỌC HIỂN

Theo đó, vụ án liên quan đến Công ty Alibaba đã được đề cập trong Báo cáo thẩm tra đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019; dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, do chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày.

Ông Thanh cho biết một số ý kiến đề nghị báo cáo rõ một số vụ việc có dấu hiệu lừa đảo, thông tin thị trường bất động sản chưa đầy đủ, thiếu minh bạch. Trong đó báo cáo chỉ rõ "vụ án lừa đảo đa cấp bất động sản tại Công ty Alibaba" là điển hình.

Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an phối hợp Công an TP.HCM đã kiểm tra, khám xét và bắt chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần địa ốc Alibaba Nguyễn Thái Luyện và giám đốc Nguyễn Thái Lĩnh để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty Alibaba.

Vụ Công ty Alibaba được nêu điển hình trong báo cáo trình Quốc hội - Ảnh 2.
Trụ sở Công ty Alibaba - Ảnh: TTO

Tại báo cáo trên, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ quan tâm, đánh giá kỹ hơn tình trạng giá bất động sản tăng bất thường tại một số nơi. Một số trường hợp đầu cơ, thao túng diễn ra trên thị trường chứng khoán và tình trạng tranh chấp giữa chủ đầu tư, ban quản lý và các hộ dân tại một số chung cư.

Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị Chính phủ làm rõ việc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm hơn so với giai đoạn 2016-2018 và chưa đồng đều ở các bộ, ngành, địa phương. Vốn giải ngân làm một số công trình, dự án trọng điểm quốc gia như: dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Cảng hàng không quốc tế Long Thành vẫn còn nhiều vướng mắc.

Về môi trường kinh doanh, Ủy ban Kinh tế nhìn nhận dù điều kiện kinh doanh đã cắt giảm, vượt mục tiêu đề ra nhưng điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực vẫn còn rườm rà, phức tạp.

"Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, các DN tiếp tục phản ảnh, kiến nghị về thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư kinh doanh, sự mâu thuẫn và không rõ ràng giữa các quy định", ông Thanh nhấn mạnh.

TIẾN LONG

Tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Vì sao Thủ Đức thành "điểm nóng" xây dựng trái phép?: "Quan" làm sai sao nói được dân! (21/10/2019)

>   Trung Quốc sẽ đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực dệt may với Việt Nam (20/10/2019)

>   Lộ diện nữ giám đốc liên quan vụ xả dầu thải khiến nguồn nước sông Đà ô nhiễm (20/10/2019)

>   Dân "phố cà phê đường tàu" đề nghị được tiếp tục kinh doanh (20/10/2019)

>   3 triệu USD cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhận hối lộ giờ ở đâu? (20/10/2019)

>   Bất thường đường đi của xe ôtô chở dầu thải đổ xuống nguồn nước sông Đà (19/10/2019)

>   Sẽ làm rõ 3 triệu USD ông Nguyễn Bắc Son khai đưa cho con gái (19/10/2019)

>   Tàu container chìm ở Cần Giờ (19/10/2019)

>   TP.HCM sắp có ‘xe buýt mui trần', vé 200.000 đồng tham quan thành phố (19/10/2019)

>   TP.HCM muốn dừng khai thác sử dụng nước ngầm (19/10/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật