Thứ Hai, 28/10/2019 13:28

USD đang gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu

Nền kinh tế thế giới đang tăng chậm lại. Trong những lần suy thoái trước, những nền kinh tế mới nổi với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng đã góp phần bù đắp cho sự suy thoái của những nền kinh tế lớn, từ đó cứu nguy cho nền kinh tế toàn cầu. Thế nhưng, một yếu tố đang ngăn cản lịch sử lặp lại trong lần này: Đồng USD mạnh.

Khi tăng trưởng toàn cầu suy giảm và nền kinh tế Mỹ cho thấy dấu hiệu suy yếu, nhà đầu tư đang tìm kiếm nơi để đầu tư sinh lãi tốt.

Các thị trường mới nổi, như Hàn Quốc, Brazil hoặc Ấn Độ, có rủi ro đầu tư cao hơn, nhưng lại thường tăng trưởng nhanh hơn các quốc gia phát triển như Đức hoặc Mỹ. Các quốc gia này thường phụ thuộc vào xuất khẩu và thường có tương quan đến sự dịch chuyển của giá hàng hóa.

Sẽ khó để các thị trường mới nổi khác nhảy vào và giúp nền kinh tế toàn cầu thoát khỏi suy thoái khi mà đồng USD vẫn còn mạnh: Các nền kinh tế mới nổi thường vay nợ bằng đồng USD, vì vậy đồng bạc xanh mạnh sẽ làm lượng nợ của họ trở nên đắt đỏ hơn.

Trong lần suy thoái sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009, Trung Quốc đã cung cấp cú huých cho nền kinh tế toàn cầu, tăng trưởng gần 9% nhờ chi tiêu nội địa mạnh. “Không có Trung Quốc, tăng trưởng toàn cầu lẽ ra đã âm trong năm 2009”, Chiến lược gia tại Bank of America, David Hauner cho biết trong một báo cáo.

Thế nhưng, tình thế đã thay đổi trong 10 năm vừa qua. Trung Quốc có lẽ không còn là "hiệp sĩ trong bộ áo giáp sáng ngời" lần này. Nền kinh tế nước này cũng tăng trưởng chậm lại và hiện có đòn bẩy cao hơn so với thời điểm 1 thập kỷ trước đó.

Sẽ khó để các thị trường mới nổi khác nhảy vào và giúp nền kinh tế toàn cầu thoát khỏi suy thoái khi mà đồng USD vẫn còn mạnh: Các nền kinh tế mới nổi thường vay nợ bằng đồng USD, vì vậy đồng bạc xanh mạnh sẽ làm lượng nợ của họ trở nên đắt đỏ hơn.

Đồng USD yếu hơn có thể xoa dịu căng thẳng đó và cho phép các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng nhanh hơn, có lẽ giúp thế giới tránh khỏi kịch bản suy thoái toàn cầu. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang dần dần giảm lãi suất, từ đó giúp kìm bớt đồng bạc xanh. Thế nhưng, cho tới nay, quá trình nới lỏng chính sách không hề diễn ra nhanh chóng – ít nhất là không nhanh như Tổng thống Mỹ Donald Trump mong muốn.

Các thị trường mới nổi có thể giúp cứu rỗi thế giới trong lần suy thoái này, nhưng điều này đòi hỏi đồng USD phải suy yếu và do đó Fed cũng phải trở nên ‘bồ câu’ hơn nữa”, Hauner cho biết.

Các quốc gia phát triển như Mỹ và các quốc gia châu Âu ngày càng tỏ ra lo ngại rằng các chính sách lãi suất cực thấp thực sự chẳng kích thích tăng trưởng như họ vẫn tưởng. Nhật Bản là ví dụ điển hình cho điều đó và nhà đầu tư hiện đang xôn xao nói về hiện tượng “Nhật Bản hóa” châu Âu. Nền kinh tế Mỹ dù đang tăng trưởng nhanh hơn so với các quốc gia đối thủ, nhưng thực tế vẫn đang chậm lại.

Fed sẽ họp trong tuần này và khả năng hạ lãi suất ước chừng hơn 90%, theo công cụ FedWatch của CME. Vẫn còn phải chờ xem liệu động thái hạ lãi suất có đủ để làm đồng USD suy yếu hay không. Các đồng tiền thường suy yếu trong những giai đoạn nới lỏng chính sách tiền tệ.

Những lời phàn nàn về đà tăng của đồng bạc xanh xuất hiện ngày càng nhiều trong năm nay. Từ ông Trump cho đến ứng cử viên tranh cử Tổng thống Mỹ của Đảng Dân chủ, Elizabeth Warrenvà những nhà phê bình cho rằng đồng USD mạnh khiến hàng hóa Mỹ kém cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Chỉ số USD Index – thước đo về sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác – đã tăng 1.6% trong năm nay. Nhưng khi xem xét cụ thể tới những đồng tiền của thị trường mới nổi, bạn sẽ thấy một bức tranh rất khác.

Đồng USD tăng 1.9% so với Rupee của Ấn Độ, tăng 4.1% so với đồng Real của Brazil và tăng 5.5% so với đồng Won kể từ đầu năm 2019, tất cả cũng vì chiến tranh thương mại.

Càng làm tình hình thêm phần trầm trọng, các nền kinh tế mới nổi vay tiền chủ yếu bằng đồng USD, trogn khi các khách hàng lớn nhất của họ lại chủ yếu trả bằng đồng Euro, ông Hauner cho biết. Vì vậy các quốc gia này đang bị tác động mạnh bởi tỷ giá Euro/USD. Trong năm nay, đồng Euro đã giảm 3.2% so với USD.

Vương Đông (Theo CNN)

FiLi

Các tin tức khác

>   Chuyên gia kinh tế vạch ra con đường khác cho cuộc thương chiến Mỹ-Trung (28/10/2019)

>   Amazon hụt gói thầu 10 tỉ USD vì bị ông Trump đì? (27/10/2019)

>   10 nền kinh tế có nợ công trên GDP lớn nhất và thấp nhất thế giới (26/10/2019)

>   Nhà nước giỏi làm ăn, mỗi người dân Na Uy lận lưng 4,6 tỉ đồng (26/10/2019)

>   Doanh nghiệp Mỹ đổ xô đầu tư casino tại Nhật Bản (26/10/2019)

>   Một chỗ đậu ôtô ở Hồng Kông được bán với giá gần 1 triệu USD (24/10/2019)

>   20 ngành đang thất thế tại Mỹ, dẫn đầu gồm cho thuê băng đĩa, xuất bản (24/10/2019)

>   Mỹ sợ người dân Trung Quốc tẩy chay hàng hóa trên diện rộng (24/10/2019)

>   Trung Quốc miễn thuế trừng phạt 10 triệu tấn đậu tương Mỹ (24/10/2019)

>   10 nền kinh tế sản sinh nhiều triệu phú nhất năm 2019 (24/10/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật