Thứ Ba, 15/10/2019 08:46

Trung Quốc chấm điểm công dân, doanh nghiệp ngoại lo sốt vó

Vốn đã vấp phải không ít rào cản khi tiếp cận thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp nước ngoài nay tiếp tục đối mặt với một thực tế mới: hệ thống chấm điểm công dân.

Trung Quốc chấm điểm công dân, doanh nghiệp ngoại lo sốt vó - Ảnh 1.
Doanh nghiệp ngoại lo ngại hệ thống chấm điểm công dân của Trung Quốc - Ảnh: South China Morning Post

Bắc Kinh hiện đang xây dựng một hệ thống chấm điểm công dân đầy tham vọng. Hệ thống này sẽ thu thập và phân tích thông tin từ 1,4 tỉ công dân của Trung Quốc, đồng thời đánh giá hàng triệu doanh nghiệp cả nội lẫn ngoại.

Đối với doanh nghiệp ngoại, kế hoạch đầy tham vọng của Bắc Kinh sẽ tạo ra một trung tâm dữ liệu, chứa toàn bộ thông tin về hợp đồng kinh doanh, trách nhiệm xã hội, tình hình chấp hành luật pháp và số lượng đảng viên.

Theo South China Morning Post (SCMP), các công ty rơi vào danh sách đen có thể đối mặt với một số rào cản như khó tiếp cận nguồn vay vốn chi phí thấp, thuế xuất nhập khẩu cao hơn, hay thậm chí là một số nhân vật quan trọng của doanh nghiệp sẽ bị cấm rời khỏi Trung Quốc.

Nhận định về việc này, bà Kendra Schaefer, trưởng phòng nghiên cứu kỹ thuật số của hãng phân tích chính sách Trivium China, cho biết: "Nỗi lo về hệ thống đó thực chất không nằm ở chỗ các dữ liệu bị thu thập, mà là liệu chúng có được xử lý công bằng hay không".

Trung Quốc chấm điểm công dân, doanh nghiệp ngoại lo sốt vó - Ảnh 2.
Các doanh nghiệp bị chấm điểm thấp có nguy cơ bị đẩy ra khỏi chuỗi cung ứng tại Trung Quốc - Ảnh: Reuters

Hệ thống đánh giá công dân sẽ chính thức được áp dụng vào năm 2020. Dù quy định cụ thể vẫn đang được xem xét, giới quan sát nhận định biện pháp này đã gây sức ép lên doanh nghiệp ngoại.

Các công ty quốc tế buộc phải chấp nhận quan điểm của Trung Quốc về một số vấn đề chính trị nhạy cảm.

Bà Schaefer cho biết việc ràng buộc giữa chấm điểm công dân và doanh nghiệp sẽ là cách "chính quyền gây ảnh hưởng tới hành vi". Ví dụ, nếu một công ty bị xác định vi phạm quy định, điểm của các nhân vật cốt cán trong công ty đó cũng sẽ bị ảnh hưởng và ngược lại.

Ngoài ra, các doanh nghiệp làm ăn với những đối tác bị chấm điểm thấp cũng bị rớt hạng. Điều này về lâu về dài sẽ loại các công ty thấp điểm ra khỏi chuỗi cung ứng.

Chưa đầy một tuần trước, Liên đoàn Bóng rổ quốc gia Mỹ (NBA) đã mất hầu hết các đối tác tại Trung Quốc, sau khi huấn luyện viên của đội Houston Rockets thể hiện sự ủng hộ đối với biểu tình Hong Kong trên Twitter.

Trung Quốc là thị trường tăng trưởng quan trọng nhất của NBA.

NGUYÊN HẠNH

Tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Thương chiến không thể cản bước các tỷ phú Trung Quốc! (15/10/2019)

>   Nobel Kinh tế 2019 cho giải pháp đẩy lùi đói nghèo trên toàn cầu (14/10/2019)

>   Kinh tế giảm tốc, người Trung Quốc “lạnh nhạt” với vàng (14/10/2019)

>   Kinh tế giảm tốc, Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần đầu tiên từ 2016 (14/10/2019)

>   Xuất-nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh hơn dự báo (14/10/2019)

>   Thỏa thuận mang tính tạm thời (13/10/2019)

>   Ông Trump khoe Boeing kiếm đến 20 tỉ USD nhờ thỏa thuận Mỹ - Trung (13/10/2019)

>    Kỷ nguyên internet vạn vật (13/10/2019)

>   Mua bán quốc tịch - ngành công nghiệp tỷ USD gây tranh cãi (12/10/2019)

>   Mỹ và Trung Quốc đã đạt thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 (12/10/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật