Thứ Năm, 31/10/2019 15:14

SJF lần đầu báo lỗ, cổ đông lớn ngậm ngùi cắt lỗ khi giá chạm đáy

Kể từ khi đưa cổ phiếu lên sàn, CTCP Đầu tư Sao Thái Dương (HOSE: SJF) lần đầu tiên báo lỗ trong quý 3/2019.

Theo BCTC hợp nhất quý 3/2019, SJF đạt doanh thu gần 144 tỷ đồng, ghi nhận giảm 16% so cùng kỳ. Lãi gộp chỉ còn 2.5 tỷ đồng, giảm 87% so với quý 3/2018.

Con số lãi gộp là quá ít để bù đắp được chi phí trong kỳ, đặc biệt chi phí lãi vay gần 7.5 tỷ đồng, tăng 67% so cùng kỳ. Kết quả là SJF báo lỗ 6.5 tỷ đồng trong quý 3, ghi nhận lần đầu thua lỗ từ năm 2017.

Kết quả kinh doanh SJF từ quý 1/2017 đến nay
Tỷ đồng

9 tháng đầu năm, đơn vị này đạt doanh thu 609 tỷ, tăng 71% so cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận gộp giảm 32%, chỉ còn 30 tỷ đồng. Biên lãi gộp chỉ còn 5%, trong khi 9 tháng đầu 2018 là 12.6%.

Cuối cùng, SJF báo lãi 9 tháng hơn 10.5 tỷ, giảm 75% so cùng kỳ năm trước.

Cổ phiếu dò đáy, cổ đông lớn ngậm ngùi cắt lỗ

Cổ phiếu SJF từng gây tốn không ít giấy mực với diễn biến sốc trên sàn. Khoảng gần 1 năm đầu tiên lên sàn, SJF gần như đi ngang, duy trì trên mệnh giá 10,00 đồng/cp.

Bất ngờ, chỉ trong vòng 4 tháng (05-08/2018), cổ phiếu SJF tăng nhảy vọt, đỉnh cao kỷ lục là 28,000 đồng/cp đạt được ngày 24/08/2018. Đây là thời điểm mà Công ty công bố lãi quý 2/2018 cao kỷ lục (hơn 24 tỷ) dù rằng doanh thu giảm hơn nữa.

Sau khi đạt đỉnh, cổ phiếu SJF điều chỉnh rồi tăng lại, duy trì trên vùng giá 20,000 đồng/cp, thanh khoản đợt này cũng tăng đột biến.

Có thể nói đó là tất cả những gì tốt nhất là cổ phiếu SJF đạt được từ khi lên sàn bởi sau đó là chuỗi ngày “đen tối” đối với cổ đông và nhà đầu tư trên thị trường. SJF rớt không phanh, chỉ mất 1 tháng để đánh bay toàn bộ thành quả tăng trước đó.

Đến nay (31/10/2019), giá 1 cổ phiếu SJF chỉ còn 2,260 đồng, tương ứng vốn hóa 179 tỷ đồng, quá sốc để dành cho một Công ty có vốn điều lệ 792 tỷ đồng.

Diễn biến giá cổ phiếu SJF từ khi niêm yết

Trong quá trình giá lao dốc, Công ty từng có giải trình là do biến động chung của thị trường và một số cổ đông không điều hành đã tham gia đầu tư vào Công ty từ lâu, đã cầm cố cổ phiếu để vay tiền đầu tư cho hoạt động riêng. Đến hạn trả tiền vay, nhóm cổ đông này không thanh toán được nên bị giải chấp cho khoản vay chứ không phải giải chấp do call margin.

Mới đây, một cổ đông lớn của SJF là CTCP Đầu tư Tonkin đã bán 950,000 cp SJF để giảm sở hữu xuống còn 3.93 triệu cp, tương ứng tỷ lệ 4.96% và không còn là cổ đông lớn. Giao dịch diễn ra ngày 25/10, ước tổ chức này thu về hơn 2.2 tỷ đồng.

Trước đó, ngày 15/08, Tonkin đã mua vào hơn 121,000 cổ phiếu SJF (khi đó có giá 25,000 đồng/cp), nâng tỷ lệ nắm giữ lên 5.03% vốn điều lệ SJF. Đến ngày 04/10/2018, khi giá SJF bắt đầu giảm sàn thì Tonkin mua thêm 800,000 cp SJF để nâng sỡ hữu lên hơn 6%. Trong 2 đợt mua thêm này, ước Tonkin chi ra hơn 18 tỷ đồng.

Một phép tính nhỏ đủ cho thấy Đầu tư Tonkin đang phải ngậm ngùi cắt lỗ ở cổ phiếu SJF.

Phương Châu

FILI

Các tin tức khác

>   FPT: BCTC Hợp nhất quý 3 năm 2019 (31/10/2019)

>   FPT: BCTC quý 3 năm 2019 (31/10/2019)

>   FIT: BCTC Hợp nhất quý 3 năm 2019 (31/10/2019)

>   FIT: BCTC quý 3 năm 2019 (31/10/2019)

>   VCG: Báo cáo tài chính quý 3/2019 (công ty mẹ) (31/10/2019)

>   TNG: Nghị quyết Hội đồng quản trị (31/10/2019)

>   Văn Phú - Invest ghi nhận 840 tỷ đồng doanh thu 9 tháng năm 2019 (31/10/2019)

>   E1VFVN30: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 30/10/2019 (31/10/2019)

>   FUESSV50: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 30/10/2019 (31/10/2019)

>   DAG: BCTC quý 3 năm 2019 (31/10/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật