Thứ Tư, 23/10/2019 15:50

Năm 2020, cứ 2 người Trung Quốc ra đường có 1 camera theo dõi?

Đó là viễn cảnh sắp thành hiện thực tại quốc gia đông dân nhất thế giới. Các nhà quan sát quốc tế cảnh báo Bắc Kinh đang cố "xuất khẩu" mô hình kiểm soát này sang các nước tham gia sáng kiến "Vành đai, con đường".

Năm 2020, cứ 2 người Trung Quốc ra đường có 1 camera theo dõi? - Ảnh 1.
Tại Hội nghị Internet toàn cầu lần 6, ông Tập Cận Bình vẽ ra một bức tranh "Con đường Tơ lụa" trên không gian mạng - Ảnh: REUTERS

Theo báo Nikkei Asian Review, tại Hội nghị Internet toàn cầu lần 6 diễn ra ở Ô Trấn, Chiết Giang, năm nay, nước chủ nhà Trung Quốc bộc lộ rõ tham vọng xuất khẩu mô hình kiểm duyệt Internet, mạng xã hội của họ sang các nước tham gia sáng kiến "Vành đai, Con đường".

"Trách nhiệm chung của cộng đồng quốc tế là phát triển, sử dụng, và kiểm soát Internet tốt để nó mang lại lợi ích cho nhân loại" - Chủ tịch Tập Cận Bình đặt vấn đề trong bài diễn văn khai mạc sự kiện hôm Chủ nhật 20-10.

Có điều, quản lý Internet - hay chính xác là người dùng Internet - kiểu Trung Quốc thế giới không còn xa lạ. Dưới thời ông Tập, kiểm duyệt đã lên một tầm cao mới, bắt buộc người dân phải nhận diện gương mặt, đăng ký số điện thoại, tài khoản ngân hàng... mới được truy cập Internet.

Theo chỉ đạo của Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc, đến năm 2020, chính quyền sẽ hoàn thành lắp 626 triệu camera theo dõi trên cả nước - gần như cứ 2 người dân thì có 1 camera; công dân chỉ được quyền truy cập Internet nếu điểm tín nhiệm xã hội đủ cao...

"Cái này không phải kịch bản phim viễn tưởng, chính quyền Trung Quốc muốn như vậy... Câu hỏi là Trung Quốc đã đi con đường này, ai sẽ bắt chước họ?" - chuyên gia mạng James Hein viết trên tờ Bangkok Post.

Theo nhà quan sát Shunsuke Tabeta của Nikkei, dân Trung Quốc ít phản đối những biện pháp kiểm duyệt một phần do sự tiện lợi mang lại từ các dịch vụ mạng. Các nền tảng thanh toán điện tử, gọi xe, đặt thức ăn của Alibaba Group, Tencent... đã lột xác hoàn toàn thói quen sinh hoạt của số đông.

Bây giờ, cái ông Tập muốn là một "Con đường Tơ lụa kỹ thuật số" - bao trùm hệ sinh thái Internet của Trung Quốc lên sáng kiến Vành đai, Con đường - ông Tabeta nhận định.

Hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu; mạng 5G ở Campuchia, Philippines; cáp quang nối Pakistan, trung tâm dữ liệu ở Singapore... là các bước đi cụ thể của Bắc Kinh.

Tham vọng của Trung Quốc buộc các doanh nghiệp phương Tây, chủ yếu là Mỹ, phải dè chừng và thay đổi chiến lược.

Các năm trước, Hội thảo Internet toàn cầu thu hút các CEO đình đám của Apple, Google, Qualcomm... còn lần này chỉ có mỗi CEO Công ty Western Digital - ông Stephen Milligan - lên phát biểu. Qualcomm, Microsoft chỉ cử một số lãnh đạo cấp thấp tham dự.

PHÚC LONG

Tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Google đang bỏ dần một số dịch vụ lưu trữ miễn phí (23/10/2019)

>   SpaceX cung cấp internet vệ tinh từ giữa năm 2020 (23/10/2019)

>   Tin tặc lợi dụng trợ lý ảo để lấy cắp thông tin người dùng (23/10/2019)

>   Taxi bay đầu tiên trên thế giới đạt vận tốc 300km/h (23/10/2019)

>   Apple dễ chịu chung số phận với Samsung tại Trung Quốc (21/10/2019)

>   Facebook có thể bị phạt 35 tỷ USD (21/10/2019)

>   Huawei đang đàm phán bán công nghệ mạng 5G cho công ty Mỹ (21/10/2019)

>   Facebook rời top 10 thương hiệu đắt giá nhất thế giới (18/10/2019)

>   Doanh nghiệp thương mại điện tử giành giật thị trường (18/10/2019)

>   Thị trấn ở Ý kêu gọi ngừng dùng Google Map vì quá nhiều người đi lạc (16/10/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật