Thứ Năm, 17/10/2019 14:39

Moody's: Nguy cơ suy thoái toàn cầu trong năm tới là "cực kỳ cao"

Theo nhà kinh tế trưởng Mark Zandi của Moody's Analytics, khả năng xảy ra suy thoái kinh tế toàn cầu trong 12 - 18 tháng nước là "cực kỳ cao" và các nhà hoạch định chính sách có thể không làm được gì để đảo ngược tình hình, CNBC cho biết.

Moody's: Nguy cơ suy thoái toàn cầu trong năm tới là 'cực kỳ cao'
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ suy yếu đi nhiều - Ảnh: Getty Images.

"Tôi cho rằng nguy cơ là rất cao, nếu có điều gì đó không đi theo kịch bản thì chúng ta sẽ rơi vào suy thoái", ông Zandi cho biết ngày 16/10. "Tôi cũng phải nói rằng, kể cả khi chúng ta không rơi vào suy thoái trong 12 - 18 tháng tới, rõ ràng nền kinh tế toàn cầu sẽ suy yếu đi rất nhiều".

Ông cho rằng, để tránh suy giảm trong các hoạt động kinh tế đòi hỏi nhiều yếu tố phải "đi theo kịch bản" cùng lúc. Các yếu tố này bao gồm Tổng thống Mỹ Donald Trump không làm leo thang cuộc chiến thuế quan với Trung Quốc, Anh tìm được giải pháp cho việc rời khỏi Liên minh châu Âu (còn gọi là Brexit) hay các ngân hàng trung ương tiếp tục chương trình kích thích tiền tệ.

Dù các nhà kinh tế khác có vẻ ít lo lắng về suy thoái hơn nhưng cũng đồng tình với quan điểm cho rằng tăng trưởng sẽ tiếp tục suy yếu của ông Zandi. 

Eswar Prasad, giáo sư Đại học Cornell cho biết chi tiêu tiêu dùng đã giúp thúc đẩy tăng trưởng tại một số nền kinh tế, bất chấp suy giảm ở các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, chi tiêu tiêu dùng là yếu tố không bền vững, nhà kinh tế trưởng của Moody's nhận định.

"Không thể dựa vào người tiêu dùng và các hộ gia đình để duy trì tăng trưởng. Vì vậy, chìa khoá nằm ở các chính sách nhằm vực dậy niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp, để từ đó thúc đẩy đầu tư", ông Zandi nói với CNBC.

Hôm thứ Ba tuần này, trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3% trong năm nay và 3,4% trong năm 2020, thấp hơn so với dự báo 3,2% và 3,5% lần lượt cho 2019 và 2020 mà tổ chức này đưa ra hồi tháng 7. IMF cho rằng tăng trưởng toàn cầu có thể xuống mức thấp trong một thập kỷ một phần do các rào cản thương mại ngày càng tăng. 

"Chính khách tiền tệ không thể là biện pháp duy nhất mà nên được đồng hành cùng các hỗ trợ về tài khoá ở những nơi còn dư địa", IMF khuyến cáo. 

Nhà kinh tế Zandi đồng tình rằng các chính phủ nên tăng chi tiêu để hỗ trợ nền kinh tế, nhưng cũng cảnh báo rằng nhiều nền kinh tế lớn sẽ không đi theo con đường này. Ông giải thích rằng trong bối cảnh hai phe chính trị lớn đang đấu tranh để luận tội Tổng thống Trump, Quốc hội Mỹ nhiều khả năng sẽ không thông qua bất kỳ chính sách giảm thuế nào. Trong khi đó, ở châu Âu, Đức vẫn còn dư địa để chi tiêu tài khoá, nhưng chính phủ sẽ gặp khó khăn về mặt lập pháp nếu làm vậy. 

Ngọc Trang

VnEconomy

Các tin tức khác

>   SoftBank bơm 5 tỷ USD giải cứu WeWork (17/10/2019)

>   "Nhà hàng ma" không bàn ghế bùng nổ tại châu Á nhờ dịch vụ giao đồ ăn (17/10/2019)

>   Doanh thu Huawei tăng 86 tỷ USD, phần nhờ "người Trung Quốc mua hàng Trung Quốc" (17/10/2019)

>   Thủ tướng Singapore: Nếu may mắn, Singapore vẫn tăng trưởng dương trong năm 2019 (17/10/2019)

>   Trung Quốc dùng "lá bài thịt heo" trả treo với Mỹ (17/10/2019)

>   PayPal đã bỏ lỡ cơ hội khổng lồ cho đối thủ? (17/10/2019)

>   Trung Quốc bơm 28 tỷ USD vào nền kinh tế (16/10/2019)

>   Trung Quốc ra điều kiện để mua 40-50 tỷ USD nông sản Mỹ? (16/10/2019)

>   NHTW Hàn Quốc hạ lãi suất khi nền kinh tế mất đà (16/10/2019)

>   Tập đoàn SoftBank chuẩn bị kế hoạch nhằm thâu tóm WeWork (15/10/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật