Thứ Năm, 10/10/2019 13:45

Europol: Tấn công mạng bằng mã độc tống tiền "ngày càng táo tợn"

Europol đưa ra nhận định này trong báo cáo thường niên mới nhất của cơ quan này đánh giá về các mối đe dọa về tội phạm có tổ chức trên Internet.

Ảnh minh họa. (Nguồn: hbr.org)

Cơ quan cảnh sát châu Âu (Europol) cho biết các cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền (ransomware) đang giảm về số lượng trên toàn cầu, song cách thức tấn công táo tợn hơn, nhằm nhiều hơn vào các mục tiêu lấy được nhiều tiền hơn và gây thiệt hại kinh tế lớn hơn.

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Europol đưa ra nhận định trên trong báo cáo thường niên mới nhất của cơ quan này đánh giá về các mối đe dọa về tội phạm có tổ chức trên Internet.

Báo cáo được công bố tại hội nghị chống tội phạm mạng do Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế Interpol và Europol tổ chức tại La Haye (Hà Lan) ngày 9/10.

Phát biểu tại hội nghị, Giám đốc điều hành Europol Catherine De Bolle nhấn mạnh tấn công bằng mã độc tống tiền vẫn là hình thức tấn công mạng phổ biến nhất và gây thiệt hại tài chính nhiều nhất.

Tấn công bằng mã độc tống tiền là hình thức tấn công của tội phạm mạng sử dụng phần mềm để rút tiền của người sử dụng Internet.

Báo cáo của Europol nêu rõ cảnh sát và khu vực tư nhân "xác nhận các vụ tấn công bằng mã độc tống tiền nhằm vào các cá nhân công dân giảm về số lượng, nhưng các vụ tấn công như vậy đang "trở nên táo tợn hơn."

Một trong những vụ tấn công bằng mã độc điển hình nhất xảy ra vào tháng 3 năm ngoái, trong đó phần mềm độc hại SamSam đã làm tê liệt thành phố Atlanta, phía Đông Nam nước Mỹ trong 6 ngày.

Mặc dù những kẻ tấn công chỉ yêu cầu khoản tiền chuộc khoảng 50.000 USD, nhưng vụ tấn công gây thiệt hại cho thành phố Atlanta tới hơn 2,6 triệu USD để giải quyết hậu quả.

Bộ Tư pháp Mỹ sau đó buộc tội 2 tin tặc người Iran đã cài phần mềm mã độc vào hệ thống của hơn 200 tổ chức trên khắp nước Mỹ và Canada, mã hóa các thông tin và khiến họ không truy cập được cho đến khi chủ sở hữu trả tiền chuộc bằng bitcoin.

Tuy nhiên, Europol đánh giá điều này "chỉ là phần nổi của tảng băng trôi." Có trường hợp một công ty đã phải trả hơn 1 triệu euro để chuộc lại các tập tin bị mã hóa.

Theo dữ liệu của Liên minh tin cậy trực tuyến (OTA), tổn thất trên toàn cầu từ các vụ tấn công bằng mã độc tống tiền đã tăng 60% trong năm 2018, lên tới 8 tỷ USD.

Ngoài ra, báo cáo của Europol cũng nhấn mạnh quan ngại về tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em trên mạng, đặc biệt hiện tượng chính những đứa trẻ tự chia sẻ với bạn bè các hình ảnh và video qua điện thoại thông minh, khiến chúng có nguy cơ trở thành nạn nhân./.

Kim Chung

Vietnam+

Các tin tức khác

>   3 lý do khiến điện thoại gập của Microsoft có thể thành công lớn (10/10/2019)

>   MobiFone "nhảy" vào lĩnh vực trung gian thanh toán (09/10/2019)

>   Khóa 2,1 triệu thuê bao di động (09/10/2019)

>   Vì sao ôtô nhập giá rẻ ồ ạt về Việt Nam? (09/10/2019)

>   Điều gì khiến Samsung thất bại trên thị trường smartphone Trung Quốc? (07/10/2019)

>   Vì sao Windows sẽ không còn là ưu tiên số một của Microsoft? (06/10/2019)

>   Các hãng xe công nghệ tranh 'miếng bánh' 1,1 tỷ USD (06/10/2019)

>   Các hãng công nghệ Việt Nam đang đứng ngoài cuộc đua AI? (04/10/2019)

>   Grab trừ 3.000 - 10.000 đồng hành khách trễ quá 5 phút (03/10/2019)

>   200.000 nhân viên ngân hàng sắp mất việc vì robot (02/10/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật