Thứ Sáu, 11/10/2019 13:17

Cuộc chơi ở vàng chỉ mới bắt đầu?

Trong bối cảnh rủi ro toàn cầu ngày càng gia tăng, từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, nguy cơ xung đột quân sự Mỹ - Iran, khủng hoảng chính trị tại Venezuela, khủng hoảng kinh tế tại Argentina, rủi ro khó lường từ sự kiện Brexit, viễn cảnh kinh tế toàn cầu giảm tốc và rơi vào khủng hoảng, giới đầu tư toàn cầu đã tìm đến những tài sản an toàn, với vàng là lựa chọn số 1.

Khắp nơi chạy vào vàng

Theo báo cáo cập nhật mới đây của Hội đồng vàng thế giới (WGC), các quỹ ETF toàn cầu chuyên đầu tư vào vàng đã rót ròng 3.9 tỷ USD vào thị trường này trong tháng 9 vừa qua, tăng lượng vàng vật chất đang nắm giữ thêm 75.2 tấn, lên 2,808 tấn, mức cao nhất mọi thời đại.

Con số nắm giữ này đã vượt qua kỷ lục cũ ghi nhận vào cuối năm 2012, thời điểm giá vàng đang ở mức gần 1,700 USD/oz, tức cao hơn 18% so với mức hiện tại. Đáng chú ý là bối cảnh đầu tư của các quỹ ETF hiện nay khác rất nhiều so với giai đoạn 2012, khi 2/3 lượng nắm giữ toàn cầu đang tập trung ở Bắc Mỹ. Cụ thể, các quỹ ETF tại Bắc Mỹ và châu Âu đang nắm giữ tương ứng với tỷ lệ 52% và 44%, phần còn lại đến từ các quỹ ở châu Á và các khu vực khác.

Theo số liệu thống kê chi tiết của WGC, các quỹ ETF của Bắc Mỹ đã tăng thêm 4.5% lượng vàng nắm giữ riêng trong tháng 9 vừa qua, theo đó mua ròng trên thị trường vàng đến 62 tấn, tương đương rót ròng 3.1 tỷ USD. Kế tiếp là các quỹ tại châu Âu tăng thêm 7.7 tấn, tương đương 586 triệu USD, giúp lượng nắm giữ tăng thêm 1%.

Trong khi đó, các quỹ tại châu Á tuy chỉ mua vào 3.9 tấn vàng, tương đương 187 triệu USD, nhưng giúp lượng nắm giữ tăng thêm đến 4.6%, do quy mô nắm giữ của các quỹ này hiện vẫn còn ở mức thấp so với các quỹ tại châu Âu và Bắc Mỹ. Tương tự các quỹ ở những khu vực khác mua thêm 1.5 tấn, tương đương 71 triệu USD nhưng lượng nắm giữ tăng thêm 4.3%.

Tính đến thời điểm 30/9/2019, các quỹ ETF chuyên đầu tư vào vàng ở Bắc Mỹ đang nắm giữ 1,445 tấn vàng, tương đương trị giá 69 tỷ USD. Kế tiếp là các quỹ của châu Âu nắm giữ 1,243 tấn, tương đương 59.4 tỷ USD. Các quỹ tại châu Á nắm giữ 84.6 tấn vàng, tương đương 4 tỷ USD và ở các khu vực còn lại là 35 tấn vàng, tương đương 1.7 tỷ USD.

Quỹ SPDR Gold Trust tại Mỹ vẫn là nguồn  mua ròng lớn nhất trên thị trường, khi mua thêm 42.5 tấn, tương đương 2.1 tỷ USD để tăng lượng nắm giữ thêm 4.9%. Xếp thứ 2 và thứ 3 tại khu vực Bắc Mỹ là Quỹ iShares Gold Trust mua thêm 16.2 tấn, tương đương 789 triệu USD, tăng thêm 4.9% và quỹ SPDR Gold Mini iShares mua 2.5 tấn, tương đương 122 triệu USD, tăng 13%.

Dòng vốn dẫn đầu tại châu Âu là quỹ  Xtrackers Physical Euro Hedged khi mua thêm 3.5 tấn, tương đương 193 triệu USD, tăng thêm 8.7%; kế tiếp là ETFS Physical mua 3.3 tấn, tương đương 176 triệu USD, tăng thêm 7.8%. Trong khi đó, dòng vốn dẫn đầu từ Trung Quốc là quỹ Bosera mua thêm 2.3 tấn, tương đương 109 triệu USD, tăng thêm 18%.

Đáng lưu ý là báo cáo gần đây của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) cho biết kể từ tháng 12 năm ngoái, chính phủ nước này đã mua hơn 100 tấn vàng vào kho dự trữ,đây cũng là thời điểm họ quay trở lại mua ròng trên thị trường kim loại quý này. Theo đó, PBoC nắm giữ 62.64 triệu ounce trong tháng 9, tăng lên từ 62.45 triệu ounce trong tháng 8. Về trọng lượng, khối vàng mới nhất được nhập vào nặng 5.9 tấn. Trong 9 tháng trước đó, khối vàng được nhập vào là 99.8 tấn.

Kỳ vọng xu hướng dài hạn

Với lượng mua ròng mạnh mẽ trong tháng 9 vừa qua, các quỹ ETF đã tăng lượng mua ròng lũy kế trong 9 tháng đầu năm nay lên con số 368 tấn, tương đương 17.9 tỷ USD, giúp kho nắm giữ tăng thêm 13.4%. Đáng chú ý là dòng vốn chỉ thật sự tăng mạnh trong vòng 4 tháng qua, tức từ thời điểm giá vàng bắt đầu tăng mạnh từ tháng 5 đến nay.

Trong năm nay, dòng tiền của các nhà đầu tư chảy vào các quỹ đầu tư vàng ở châu Âu đã tăng trưởng ổn định, khi chứng kiến dòng vốn liên tiếp tăng trưởng dương trong tất cả các tháng ngoại trừ tháng 4, với các quỹ tại Anh đã tăng lượng nắm giữ lên mức cao nhất mọi thời đại, chạm mốc 582 tấn, chiếm tỷ lệ 21% tổng lượng nắm giữ của các quỹ ETF toàn cầu tính đến cuối tháng 9.

Với lượng mua ròng mạnh mẽ trong tháng 9 vừa qua, các quỹ ETF đã tăng lượng mua ròng lũy kế trong 9 tháng đầu năm nay lên con số 368 tấn, tương đương 17.9 tỷ USD, giúp kho nắm giữ  tăng thêm 13,4%. Đáng chú ý là dòng vốn chỉ thật sự tăng mạnh trong vòng 4 tháng qua , tức từ thời điểm giá vàng bắt đầu tăng mạnh từ tháng 5 đến nay.

Dòng tiền cũng rót vào mạnh mẽ tại các quỹ niêm yết ở Bắc Mỹ trong suốt 5 tháng qua, góp phần vào sự tăng trưởng chung của khu vực này trong năm 2019. Tính lũy kế 9 tháng, các quỹ tại Bắc Mỹ đã mua ròng 214 tấn vàng so với mức 146 tấn của khu vực châu Âu, chiếm đến 58% tổng dòng vốn chảy vào các quỹ ETF toàn cầu trong 9 tháng đầu năm.

Hơn thế nữa, khi các quỹ ETF ở Mỹ đã chứng kiến dòng vốn rót ròng 15 tháng trong 16 tháng qua và ghi nhận lượng dự trữ tăng thêm 51% cho đến nay. Trong khi đó, các quỹ tại châu Á đã đảo ngược xu hướng rút vốn, khi giai đoạn đầu năm dòng vốn giảm đến 12% nhưng hiện nay đã tăng trở lại 8%.

Trong bối cảnh rủi ro toàn cầu ngày càng gia tăng, từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, nguy cơ xung đột quân sự Mỹ - Iran, khủng hoảng  chính trị tại Venezuela, khủng hoảng kinh tế tại Argentina, rủi ro khó lường từ sự kiện Brexit, viễn cảnh kinh tế toàn cầu giảm tốc và rơi vào khủng hoảng, giới đầu tư toàn cầu đã tìm đến những tài sản an toàn, với vàng là lựa chọn số 1.

Trước xu hướng thị trường chứng khoán trồi sụt bất thường, đã phần nào phản ánh những nỗi lo sợ trên đối với các nhà đầu tư đã thúc đẩy họ rút tiền khỏi những kênh đầu tư rủi ro như chứng khoán để tìm đến kênh đầu tư truyền thống là vàng.

Một yếu tố khác hỗ trợ thị trường là động thái nới lỏng chính sách tiền tệ liên tiếp và việc bơm tiền ồ ạt của các ngân hàng trung ương trên thế giới, càng làm tăng lo ngại tiền tệ sẽ mất giá nghiêm trọng, cũng như tích lũy rủi ro cho bóng ma lạm phát quay trở lại, nên các nhà đầu tư tìm đến vàng như là tài sản bảo toàn giá trị hiệu quả.

Hiệu ứng từ việc các chính phủ  như Trung Quốc mua vàng mạnh càng kích thích tâm lý nhà đầu tư và tác động tích cực lên thị trường. Khi Trung Quốc đã trải qua thời gian dài  không có sự gia tăng lượng vàng dự trữ. Kể từ đợt mua mạnh mẽ vào giữa năm 2015 sau khi PBoC tuyên bố tăng 57% lượng dự trữ lên 53.3 triệu ounce, thì thời gian gần đây nước này mới quay trở lại mua ròng, và đó được xem là tín hiệu tích cực cho giá kim loại quý này.

Những dự báo giá vàng tăng mạnh và khuyến nghị đầu tư vào vàng từ các tổ chức, ngày càng xuất hiện nhiều ý kiến của các chuyên gia về vấn đề này. Goldman Sachs Group Inc. và BNP Paribas SA là một trong số các ngân hàng kỳ vọng rằng kim loại hiếm này sẽ đạt mức kỉ lục 1,600 USD/oz trong những tháng tới. Còn ông David Roche, chủ tịch và chiến lược gia toàn cầu tại Independent Strategy có trụ sở tại London, thậm chí còn dự báo giá vàng có thể chạm mốc 2,000 USD/oz vào cuối năm nay, tức vượt qua kỷ lục cũ ở 1,920 USD/oz xác lập vào tháng 9/2011.

Phan Thụy

FILI

Các tin tức khác

>   Giá vàng hôm nay 11.10: Đột ngột rơi tự do, có nên bán tháo? (11/10/2019)

>   Vàng thế giới xuống thấp nhất trong hơn 1 tuần (11/10/2019)

>   Vàng tăng lên 42,4 triệu đồng/lượng (10/10/2019)

>   Vàng thế giới khởi sắc, ghi nhận phiên tăng đầu tiên trong 4 phiên (10/10/2019)

>   Giá vàng hôm nay 9.10: Tăng mạnh, nên đầu cơ ngay? (09/10/2019)

>   Vàng thế giới xóa sạch đà tăng và giảm 3 phiên liên tiếp (09/10/2019)

>   Giá vàng hôm nay 8.10: Vàng bất ngờ hạ nhiệt (08/10/2019)

>   Vàng thế giới giảm liền 2 phiên chờ diễn biến của đàm phán thương mại Mỹ - Trung (08/10/2019)

>   Giá vàng hôm nay 7.10: Phá ngưỡng kháng cự, kỳ vọng tăng mạnh tuần này (07/10/2019)

>   Giá vàng nhiễu loạn (05/10/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật