Thứ Sáu, 20/09/2019 08:22

"Việt Nam gần như mất thị trường gạo Trung Quốc"

Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam từ Trung Quốc đã chuyển hướng sang Philippines và đang tìm kiếm các thị trường khu vực châu Phi, Mỹ.

'Việt Nam gần như mất thị trường gạo Trung Quốc'
Nông dân Hậu Giang thu hoạch lúa

Tại Hội thảo phát triển chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam thường niên - năm 2019, ngày 19-9, ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Intimex, cho biết: Trước đây, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam nhưng sang 2019, Việt Nam gần như mất thị trường quan trọng này, chỉ đạt khoảng 300.000 tấn.

Trước tình hình đó, các doanh nghiệp đã nỗ lực tìm kiếm, khai thác các thị trường khác, đặc biệt là thị trường Philippines và khu vực châu Phi.

Tuy nhiên, ông Nam cũng cho biết VFA nhận diện ra nhiều rủi ro liên quan việc phải đầu tư thiết bị, máy móc để sản phẩm có chất lượng, đáp ứng yêu cầu thị trường; rào cản kỹ; nguồn vốn ngân hàng...

Tại thị trường Philippines, từ khi có chính sách tự do hóa cho tư nhân nhập khẩu, rất nhiều gạo Việt đã được xuất khẩu vào đây. Hiện đã chiếm trên 80% lượng gạo nhập khẩu của thành phần tư nhân ở đảo quốc này.

Nông dân Hậu Giang thu hoạch lúa

Ông Nguyễn Việt Anh - Tổng Giám Đốc Công ty TNHH Lương thực Phương Đông (ORICO), cho biết,  doanh nghiệp xuất khẩu gạo mỗi năm đều có các công ty lớn mạnh, năng động, đủ sức cạnh tranh với các nhà buôn trong khu vực. Doanh nghiệp Việt Nam không thụ động nhưng phải bán qua các Công ty Quốc tế chủ yếu do khâu thanh toán không an toàn.

Hiện nay, với mặt hàng gạo, doanh nghiệp phải ứng vốn cho bên mua và được trả lại vốn chậm trong khi bán hàng. Ngoài ra, công tác dỡ hàng tại các cảng nước nhập khẩu cũng có nhiều rủi ro, thậm chí mất hàng.

Không chỉ doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo gặp khó khăn, gạo Việt còn đau đầu bởi bài toán thu nhập cho người trồng lúa. Nông dân Việt Nam được đánh giá làm lúa giỏi nhất nhì thế giới, với sản lượng cao nhất, nhưng ngược lại thu nhập lại rất bấp bênh, dù có lãi 30-40% trên giá lúa thì cũng không là bao nhiêu do sở hữu ruộng đất quá nhỏ, khi thu hoạch lại chỉ trông chờ vào may rủi về thời tiết, giá cả biến động theo quy luật cung cầu. Đến vụ phải nhanh chóng thu hoạch bán ra, không có điều kiện về vốn và sức chứa, bảo quản để trữ lúa lại bán sau, khi giá giảm sâu.

Theo ông Việt Anh, biện pháp giải cứu trước điệp khúc được mùa - rớt giá luôn có độ trễ, thụ động.

“Đặc thù của ngành gạo, nông sản là mang tính mùa vụ, cao điểm thu hoạch thì lượng hàng hóa cần phải giải phóng trong thời gian ngắn tăng gấp 2-3 lần so với thấp vụ. Áp lực thu hoạch, sấy, vận chuyển và thu mua luôn bị quá tải từ nhiều năm. Nguồn tiền thu mua nhanh, lượng lớn lúa vừa thu hoạch là vấn đề chính giúp tiêu thụ nhanh lượng hàng hóa, giúp giữ giá không giảm sâu.

Việc thu mua nhanh lượng lúa của nông dân trong thời điểm này mang tính ổn định thị trường, ổn định kinh tế xã hội và giúp cho công tác điều hành vĩ mô chính sách hỗ trợ thị trường của Nhà nước” - ông Việt Anh phân tích.

HẢI DƯƠNG

Pháp luật TPHCM

Các tin tức khác

>   Thực phẩm Việt lách cửa hẹp vào Thái Lan (20/09/2019)

>   TP HCM rút ngắn nhiều thời gian giải quyết thủ tục nhờ ủy quyền (19/09/2019)

>   Asanzo nói gì khi bị Sharp Việt Nam thông báo sẽ kiện? (19/09/2019)

>   Ngoài "ông chủ" Nhật Cường Bùi Quang Huy, còn ai đang bị Interpol truy nã đỏ? (19/09/2019)

>   "Bộ máy Nhà nước như con nhộng lột xác một nửa" (19/09/2019)

>   Sharp Việt Nam khẳng định Asanzo “giả mạo chứng thư hợp tác” (19/09/2019)

>   Lượng nước về các hồ thủy điện trên sông Đà thấp nhất trong 30 năm (19/09/2019)

>   Hải quan “tuyên bố” không làm thủ tục nhập máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu (19/09/2019)

>   Kiểm toán Nhà nước phát hiện loạt sai phạm gì trong quản lý rác thải? (19/09/2019)

>   Fintech chờ Sandbox (19/09/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật