Chủ Nhật, 08/09/2019 10:00

Liên kết sản xuất, lợi nhuận gấp đôi, nông dân Lâm Đồng vẫn ngại

Dù đang là ngành mang lại giá trị kinh tế cao tại Lâm Đồng, người dân ăn nên làm ra nhờ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao nhưng việc liên kết với các doanh nghiệp, hướng đến các thị trường cao cấp nâng cao uy tín của sản phẩm thì người dân vẫn chưa mặn mà, chấp nhận lối canh tác truyền thống nhiều rủi ro.

Tăng lợi nhuận nhờ liên kết

Nông nghiệp công nghệ cao không còn là một khái niệm xa lạ đối nông dân Lâm Đồng, đặc biệt tại TP. Đà Lạt. Việc người dân liên kết sản xuất với các HTX, doanh nghiệp trên địa bàn để sản xuất nông nghiệp đã giúp họ tăng được lợi nhuận, trong khi đó kỹ thuật canh tác được hướng dẫn và đảm bảo về chất lượng.

Nhận thấy được thuận lợi khi liên kết với doanh nghiệp, ông Nguyễn Hữu Tiến (ngụ phường 7, TP Đà Lạt) cho biết, gia đình ông liên kết với Công ty Dalat Hasfarm để trồng hai loại hoa cắt cành là hoa cúc và cẩm chướng. Khi tham gia liên kết với công ty này, ông Tiến không phải nghĩ đến việc nên trồng loại hoa gì, cách phòng trừ dịch bệnh ra sao, sản phẩm bán cho ai, mà chỉ cần tập trung sản xuất cho tốt theo đơn đặt hàng.

Liên kết sản xuất, lợi nhuận gấp đôi, nông dân Lâm Đồng vẫn ngại hình ảnh 1

Người dân sẽ tăng được lợi nhuận khi liên kết sản xuất với các doanh nghiệp, hợp tác xã. Ảnh: Văn Long.

“Kỹ thuật chăm sóc hoa, phòng trừ dịch bệnh chúng tôi đã được hướng dẫn bởi công ty, vì vậy rất yên tâm sản xuất. Với 5.000m2 hoa trồng trong nhà kính, mỗi năm gia đình tôi đều cho lợi nhuận ổn định khoảng 600 triệu đồng. Có thể thấy, việc người dân liên kết với doanh nghiệp rất thuận lợi và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay gia đình tôi và hàng trăm hộ dân tại TP. Đà Lạt đã liên kết với công ty Dalat Hasfarm, có đầu ra ổn định”, ông Tiến vui vẻ nói.

Cũng giống như gia đình ông Tiến, ông Hà Duân, một hộ sản xuất rau lâu năm tại TP. Đà Lạt cũng vui mừng cho biết: “Gia đình tôi liên kết sản xuất với HTX Mai Anh Đào. Khi làm việc với đơn vị này, tôi được học tập, hỗ trợ về kỹ thuật, quy trình sản xuất. HTX bao tiêu sản phẩm hoàn toàn nên tôi rất yên tâm. Nhờ đó, doanh thu của gia đình so với trước đây đã tăng lên nhiều. Trước, gia đình tôi chỉ có thu nhập 100 triệu/sào/năm, nhưng khi tham gia HTX gia đình tôi thu được trên 150 triệu và lãi được trên 70 triệu/sào”, ông Duân cho biết.

Liên kết sản xuất, lợi nhuận gấp đôi, nông dân Lâm Đồng vẫn ngại hình ảnh 2

Trên cùng một diện tích, những hộ liên kết sản xuất sẽ có nhiều lợi thế để tăng giá trị kinh tế. Ảnh: Văn Long.

Theo ông Nguyễn Công Thừa - Tổng Giám đốc HTX Anh Đào, ngoài các xã viên của mình, hiện HTX đã mở rộng  liên kết sản xuất rau xanh các loại theo hướng an toàn với gần 200 hộ nông dân, trong đó phần lớn là người dân tộc thiểu số của huyện Lạc Dương (Lâm Đồng). Nếu năm 2010, HTX tiêu thụ 6.000 tấn rau cho nông dân với mức doanh thu 45 tỷ đồng thì đến năm 2017 tiêu thụ đã nâng lên 44.000 tấn, doanh thu tăng lên đến 210 tỷ đồng và lợi nhận đạt gần 21 tỷ đồng.

Người dân chưa mặn mà

Thực tế cho thấy, việc liên kết giữa người dân và doanh nghiệp đã mang lại lợi thế cho cả hai bên. Tuy nhiên, hiện nay, việc liên kết này vẫn còn bó hẹp, nông dân đứng ngoài cuộc và không mặn mà tham gia, chấp nhận duy trì lối canh tác truyền thống có nhiều rủi ro.

Ông Hoàng Khánh, Chủ tịch Hội Nông dân phường 8, TP Đà Lạt cho biết, hiện nay, việc liên kết chưa được phát triển vì cả doanh nghiệp và người dân đều muốn đẩy phần rủi ro cho đối tác, không sòng phẳng chia sẻ cả khó khăn và lợi ích. Nguyên nhân chính là do thói quen tự do, tùy tiện của nông dân nên không đáp ứng được các điều kiện để sản xuất hàng hóa đạt yêu cầu theo đơn đặt hàng.

Liên kết sản xuất, lợi nhuận gấp đôi, nông dân Lâm Đồng vẫn ngại hình ảnh 3

Hiện nay, người nông dân vẫn chưa mặn mà với liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản. Ảnh: Văn Long.

Trong khi đó, ông Phạm S – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng nhận định, những hạn chế trong liên kết sản xuất khiến nông sản không ổn định về đầu ra, thu nhập của người dân bấp bênh. Không những thế, tình trạng này còn khiến gian lận thương mại, mạo danh nông sản của Đà Lạt – Lâm Đồng ngày càng phổ biến.

Vì vậy, tỉnh Lâm Đồng đang tăng cường hỗ trợ các mô hình liên kết, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. Lâm Đồng hiện có 125 chuỗi liên kết sản xuất trong nông nghiệp, với sự tham gia của 80 doanh nghiệp, 80 hợp tác xã và 13.000 hộ nông dân, trong đó có 68 chuỗi liên kết sản xuất được các tổ chức trong nước và quốc tế chứng nhận chất lượng.

Liên kết sản xuất, lợi nhuận gấp đôi, nông dân Lâm Đồng vẫn ngại hình ảnh 4

Việc phải đầu tư số vốn khá lớn khi làm nông nghiệp công nghệ cao cũng khiến người dân chưa mặn mà với cách làm mới. Ảnh: Văn Long.

Ông Trần Huy Đường, Giám đốc Công ty TNHH LangBiang Farm Đà Lạt cũng cho biết, để các liên kết có thể mở rộng và thành công thì vốn đầu tư hiện vẫn là vấn đề cốt lõi. Bởi liên kết sản xuất nông nghiệp phải hướng tới phân khúc hàng hóa chất lượng cao, cần đầu tư bài bản với số tiền rất lớn. Điều này vẫn ngoài sức của đa số nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp.

Phong Lâm

Dân Việt

Các tin tức khác

>   Trồng bạt ngàn quả đỏ ruột trên đất bạc màu, làm giàu không khó (07/09/2019)

>   Thương lái thu gom heo bán sang Trung Quốc (07/09/2019)

>   Trung Quốc tính xả kho thịt heo (06/09/2019)

>   Thanh long, dưa hấu rớt giá còn 6.000 đồng/kg vì thị trường Trung Quốc bấp bênh (04/09/2019)

>   Hơn 114.000 tấn rau quả Trung Quốc đổ về chợ đầu mối (04/09/2019)

>   Giá cà phê thế giới tăng 2%, trong nước đi ngang (03/09/2019)

>   Vào thu, cốm làng Vòng nhộn nhịp đi Nhật, Mỹ… (03/09/2019)

>   EVFTA: Cơ hội nào cho xuất khẩu nông sản Việt? (01/09/2019)

>   Bánh Trung thu dát vàng "lên ngôi" (30/08/2019)

>   Bơ mỗi trái nặng hơn một kg hút khách (27/08/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật