Thứ Năm, 05/09/2019 10:23

"Cổ phần hóa mặt tiền"!

"Cổ phần hóa mặt tiền", còn Nhà nước giữ lại xương xẩu. Có không uẩn khúc trong việc sắp xếp tài sản, xây dựng phương án cổ phần hóa tại các doanh nghiệp mà ở đó thường là những khu đất vàng, nhà xưởng vị trí đẹp được giữ lại để chờ thời?...

Cổ phần hóa mặt tiền! - Ảnh 1.
Đường băng số 2 thuộc cảng hàng không quốc tế Cam Ranh - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

Một viện bảo tàng hoạt động bằng ngân sách được cổ phần hóa 100%. Đó là tin tốt vì Nhà nước không còn tốn kém kinh phí cho các hoạt động này.

Nhưng có những người đưa ra "sáng kiến" chỉ cổ phần hóa đất mặt tiền, vỉa hè, còn các hạng mục khác vẫn do Nhà nước quản lý. Khi bảo tàng xuống cấp, Nhà nước phải chi tiền sửa chữa, trong khi mặt tiền và vỉa hè có thể kinh doanh đem lại nhiều lợi nhuận cho cổ đông.

Dạng sáng kiến "cổ phần hóa mặt tiền" này đang xảy ra với Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV).

Cổ phần hóa ACV, theo đó, Nhà nước giữ lại đường băng, đường lăn, sân đỗ... vốn ít sinh lãi và phải có trách nhiệm đầu tư cho doanh nghiệp khai thác và thu phí.

Còn ACV sau cổ phần hóa được khai thác nhà ga, các dịch vụ khác đem lại nhiều lợi nhuận và hiện có trong tay cả chục ngàn tỉ đồng có thể đem đầu tư. Như vậy, trong vụ cổ phần hóa này Nhà nước đã chấp nhận giữ lại phần "xương xẩu".

Ngặt nỗi, sau cổ phần hóa, luật chơi được xác định Nhà nước phải chi ngân sách ra đầu tư, nâng cấp đường băng, đường lăn... nhưng lại không có tiền để thực hiện trách nhiệm của mình. Còn ACV dù có chục ngàn tỉ đồng nhưng không thể đem tiền làm thay Nhà nước.

Như vậy, kiểu "cổ phần hóa mặt tiền" khiến cho nguồn lực của ACV bị "đóng băng", còn Nhà nước bị trói tay khi tiền đang nằm ở ACV đã cổ phần hóa, dù Nhà nước vẫn nắm giữ 95% cổ phần của doanh nghiệp này.

Hậu quả là tình trạng xuống cấp của đường băng sân bay Nội Bài (Hà Nội), quá tải ở sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) thêm trầm trọng.

Chắc chắn rằng chủ trương cổ phần hóa không bao giờ sai, chỉ sai với cách làm "cổ phần hóa mặt tiền". Những gì thị trường làm tốt, Nhà nước nên nhường sân cho tư nhân. Vì thế, chỉ có thực hiện sai mới gây hậu quả, như trong vụ cổ phần hóa ACV Nhà nước đem bán phần béo bở còn xương xẩu giữ lại.

Để sửa sai, Bộ GTVT vừa đề xuất Thủ tướng nghiên cứu xem xét mua lại 4,6% phần vốn cổ phần của ACV mà Nhà nước đã bán ra trước đây, tức là "quốc doanh hóa" trở lại ACV.

Mua lại, một giải pháp hay nhằm góp phần "giải cứu" sân bay nhưng cũng là tiền lệ xấu. Bởi mua lại là làm chuyện "lạ đời", đi ngược lại chủ trương cổ phần hóa. Chưa kể, có thể thiệt hại về vật chất khi Nhà nước phải bỏ ra nhiều tiền hơn số đã thu về khi bán cổ phần của ACV để nắm lại số cổ phần này...

Bài học từ vụ ACV là lời cảnh báo rằng cần phải soi xét kỹ để tìm cho ra những thương vụ "cổ phần hóa mặt tiền", còn Nhà nước giữ lại xương xẩu.

Những uẩn khúc nằm ở việc sắp xếp lại tài sản khi cổ phần hóa, xây dựng phương án cổ phần hóa tại các doanh nghiệp mà ở đó thường là những khu đất vàng, nhà xưởng vị trí đẹp được giữ lại để chờ thời...

TRẦN NGỌC THƠ

Tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Tổng cục Hải quan: Chưa thể “tiết lộ” thời điểm công bố kết luận vụ Asanzo (05/09/2019)

>   Lùi công bố kết quả kiểm tra giá điện (04/09/2019)

>   Tổng cục Quản lý thị trường đã có kết quả xác minh 38 doanh nghiệp liên quan Asanzo (04/09/2019)

>   Hai cựu chủ tịch Đà Nẵng cùng Vũ nhôm làm "bốc hơi" 20.000 tỉ (04/09/2019)

>   Triển khai thu phí tự động không dừng (ETC): Nhà đầu tư phản ảnh nhiều bất cập (04/09/2019)

>   Thủ tướng kỷ luật nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến (03/09/2019)

>   Ông Lê Nam Trà dốc sức mua AVG để nhận 2,5 triệu USD và... "giữ ghế" (03/09/2019)

>   Ban chỉ đạo 389 quốc gia "hối thúc" các bộ cung cấp tài liệu liên quan Asanzo (03/09/2019)

>   Con gái ông Nguyễn Bắc Son phủ nhận việc nhận 3 triệu USD từ bố (03/09/2019)

>   Bộ Công thương kiểm tra giá thành sản xuất kinh doanh điện của EVN năm 2018 (03/09/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật