Thứ Sáu, 06/09/2019 17:15

Cho vay trực tuyến xuất hiện, khiếu nại tăng vọt

Không chỉ các ngân hàng, công ty tài chính có tỉ lệ khiếu nại lớn, việc xuất hiện các mô hình cho vay trực tuyến với quy mô ngày càng "nở nồi", khiến các khiếu nại không ngừng tăng theo cho nhóm sản phẩm dịch vụ được xếp vào loại nhạy cảm này.

Cho vay trực tuyến xuất hiện, khiếu nại tăng vọt - Ảnh 1.
Nhóm tài chính, bảo hiểm, ngân hàng tiếp tục bị người tiêu dùng khiếu nại nhiều nhất - Ảnh: VCA

Kết quả xử lý các khiếu nại của người tiêu dùng vừa được Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) công bố ngày 6-9 cho thấy, trong 8 tháng đầu năm 2019, đã có gần 380 vụ việc khiếu nại được cơ quan này tiếp nhận, sản phẩm, dịch vụ, ngành hàng bị khiếu nại nhiều nhất tiếp tục rơi vào nhóm "tài chính, bảo hiểm, ngân hàng" (chiếm 40,37%). 

Theo sau, chiếm tỉ lệ 20,65% là nhóm "tiện thoại, viễn thông" và nhóm "đồ điện tử gia dụng" (chiếm 9,38%).

Đặc biệt, theo đánh giá của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, sau nhiều năm ghi nhận các phản ánh khiếu nại, lần đầu tiên nhóm hàng "tài chính, bảo hiểm, ngân hàng" có tỉ lệ khiếu nại lớn hơn nhiều lần so với các nhóm hàng hóa, dịch vụ còn lại.

Chủ thể liên quan trong nhóm hàng này bao gồm không chỉ các ngân hàng, công ty tài chính mà trong đó đã bắt đầu xuất hiện sự liên quan của nhiều mô hình tư vấn cho vay trực tuyến (cho vay ngang hàng - P2P lending). 

Các mô hình này hiện đang có sự phát triển mở rộng và gia tăng nhanh chóng cả về số lượng khách hàng và giá trị giải ngân, do vậy, kéo theo xu hướng gia tăng khiếu nại trong nhóm dịch vụ này.

Trong khi đó, hành vi bị khiếu nại chiếm cao nhất, đến 36% trong tổng số các khiếu nại phản ánh, là hành vi về "bảo vệ thông tin của người tiêu dùng". 

Nội dung khiếu nại chủ yếu tập trung vào việc doanh nghiệp thu thập trái phép thông tin của người tiêu dùng, không ghi nhận yêu cầu chỉnh sửa thông tin của người tiêu dùng, dẫn tới việc tiếp tục sử dụng thông tin của người tiêu dùng vào các mục đích xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng.

Nhóm hành vi có tỷ lệ khiếu nại cao tiếp theo liên quan đến các nội dung về "giao kết hợp đồng". 

Cụ thể, không tạo điều kiện để người tiêu dùng tìm hiểu và nghiên cứu nội dung hợp đồng trước khi ký, không tư vấn đầy đủ thông tin về hợp đồng trước khi ký, không gửi bản sao hợp đồng để người tiêu dùng lưu trữ sau khi ký, nội dung hợp đồng không đúng như nội dung tư vấn ban đầu…

Ngoài ra, một hành vi khác bị khiếu nại cũng nhiều không kém, chiếm tỉ lệ 16%, liên quan đến hành vi "cung cấp thông tin". 

Theo ghi nhận của Cục, người tiêu dùng khiếu nại việc tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin không chính xác, không đầy đủ, không thuận tiện... dẫn đến người tiêu dùng khó khăn hoặc bị hiểu nhầm trong việc đưa ra quyết định mua bán, sử dụng dịch vụ.

TRẦN VŨ NGHI

Tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   ACB điều chỉnh room ngoại trở lại 30% (06/09/2019)

>   Chủ thẻ tín dụng Sacombank Visa được hoàn phí khi mua hàng trả góp lãi suất 0% (06/09/2019)

>   Giá USD bán ra đứng yên tại mức 23,260 đồng (06/09/2019)

>   VIB được ADB vinh danh là Ngân hàng hàng đầu về tài trợ thương mại cho doanh nghiệp SME (06/09/2019)

>   3,559 suất học bổng Sacombank đồng hành cùng học sinh, sinh viên toàn quốc năm 2019 (05/09/2019)

>   2 Phó Tổng Giám đốc Kienlongbank tiếp tục được tái bổ nhiệm (05/09/2019)

>   Đầu tháng 9, lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân biến động ra sao? (05/09/2019)

>   Ngân hàng Việt đầu tiên nhận giải ngân hàng xanh của ADB (05/09/2019)

>   Techcombank muốn phát hành 10,000 tỷ đồng trái phiếu (05/09/2019)

>   Giá USD vẫn "lặng lẽ" dù chỉ số DXY đạt 98.46 điểm (05/09/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật