Thứ Sáu, 16/08/2019 10:24

Hàng loạt ông lớn nằm trong danh sách cổ phần hóa đến hết năm 2020

Ngày 15/08, Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt danh mục doanh nghiệp (DN) thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020. Đáng chú ý có những cái tên như Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Xi măng Việt Nam, Viễn thông Mobifone.

Cụ thể, các đối tượng áp dụng bởi quyết định thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020 được phân thành 3 nhóm.

Nhóm 1 gồm các doanh nghiệp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi là Bộ quản lý ngành), Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là UBND cấp tỉnh) quyết định thành lập; người đại diện phần vốn Nhà nước đầu tư tại CTCP, công ty TNHH hai thành viên trở lên do Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh nắm giữ cổ phần, vốn góp.

Nhóm 2 gồm các công ty TNHH một thành viên do Hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước (NN) quyết định thành lập; người đại diện phần vốn góp của tập đoàn kinh tế tại CTCP, công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Nhóm 3 bao gồm các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp NN, DN có vốn cổ phần NN.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch UBNN cấp tỉnh, Hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng chính phủ xem xét, quyết định đối với trường hợp NN cần nắm giữ từ 36% đến 50% vốn điều lệ khi thực hiện cổ phần hóa các DN thuộc diện NN nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống hoặc không nắm giữ cổ phần. Các đối tượng trên có nghĩa vụ định kỳ hằng quý và trước ngày 30/09/2020 báo cáo kết quả thực hiện cổ phần hóa DN theo quy định.

Trong danh sách, có 4 doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa mà Nhà nước sẽ nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên, bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - Công ty mẹ (Vinacomin-TKV), Tổng Công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1) và Công ty TNHH một thành viên Khoáng sản.

Có 62 doanh nghiệp sau cổ phần hóa Nhà nước giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ. Đáng chú ý như Tổng Công ty viễn thông Mobifone, Tổng Công ty Đầu tư và phát triển hạ tầng đô thị (UCID), Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn, Tổng Công ty Bến Thành...

Còn lại 27 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa sẽ do Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống hoặc không nắm giữ cổ phần, bao gồm Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD), Tổng công ty Giấy Việt Nam, Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC)…

Danh sách các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020

Duy Na

fili

Các tin tức khác

>   Không có ai đăng ký, SCIC hủy bán đấu giá hơn 44 triệu cp Vocarimex (15/08/2019)

>   HTE thoái vốn tại Thiết bị điện VINASINO (14/08/2019)

>   HOSE: Thông tin đăng ký tham gia đấu giá cổ phần của Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Cần Thơ (14/08/2019)

>   HOSE: Thông báo đăng ký làm đại lý đấu giá của Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế (13/08/2019)

>   Chào bán lần 2, TV4 vẫn “ế” (12/08/2019)

>   Thua lỗ, Khoáng sản Tuyên Quang được SCIC chào bán với giá khởi điểm 40,400 đồng/cp (05/08/2019)

>   SCIC sẽ đấu giá trọn lô gần 35% vốn tại Domesco, giá khởi điểm 119,600 đồng/cp (02/08/2019)

>   SCIC muốn bán trọn lô hơn 44 triệu cp Vocarimex, giá khởi điểm 22,300 đồng/cp (26/07/2019)

>   HOSE: Thông báo đăng ký làm đại lý đấu giá của Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Cần Thơ (24/07/2019)

>   Yêu cầu tăng tốc cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn (18/07/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật