Thứ Sáu, 30/08/2019 10:09

Doanh nghiệp dệt may nửa đầu 2019: Biên lãi gộp “teo dần”, giá cổ phiếu đi xuống

Trong nửa đầu năm 2019, trước tác động tiêu cực của thương chiến Mỹ - Trung, các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết ghi nhận bức tranh kinh doanh không mấy tích cực. Thêm vào đó, phần lớn cổ phiếu ngành dệt may lại có thành tích kém tích cực kể từ đầu năm.

Vì đâu biên lãi gộp sụt giảm?

Theo thống kê của VietstockFinance, trong nửa đầu năm 2019, tổng doanh thu của 15 doanh nghiệp dệt may trên sàn (HOSE, HNX) đạt gần 12,800 tỷ đồng, tăng nhẹ gần 5% so với cùng kỳ năm 2018. Tuy nhiên, biên lãi gộp chung toàn ngành giảm 3% so với cùng kỳ. Cụ thể thì có đến 9 đơn vị có biên lãi gộp sụt giảm và 6 đơn vị có tăng trưởng trong quý 6 tháng đầu năm 2019.

Doanh nghiệp có biên lãi gộp giảm mạnh nhất là Đầu tư và phát triển Đức Quân (HOSE: FTM), chỉ đạt 2.28%, giảm 80% so với con số 11.59% của 6 tháng 2018. Theo giải trình, FTM cho biết do tác động tiêu cực của thương chiến Mỹ - Trung, sản lượng xuất khẩu cùng giá bán giảm, khiến doanh thu trong nửa đầu 2019 giảm so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, việc chi phí nguyên vật liệu chính không giảm tương ứng với việc giá bán giảm dẫn tới lãi gộp của FTM giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Tiếp theo là Damsan (HOSE: ADS) với biên lãi gộp giảm từ 9.7% trong nửa đầu 2018 xuống còn 3.24% trong nửa đầu 2019. ADS cho biết nguyên nhân do giá nguyên vật liệu tăng cao, thị trường đầu ra của Công ty tại Trung Quốc gặp nhiều khó khăn dẫn đến mất cân bằng giữa doanh thu và giá vốn.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung còn ảnh hưởng đáng kể lên biên lãi gộp của ông lớn Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HOSE: TCM). Cụ thể, biên lợi nhuận gộp TCM trong nửa đầu năm 2019 giảm xuống mức 15.47% so với 17.67% cùng kỳ, chủ yếu do biên lợi nhuận mảng sợi suy giảm còn khoảng 1-2% (so với 9-10% của năm 2018) do lo ngại ảnh hưởng của thương chiến Mỹ - Trung. Ngoài ra, đơn giá của một số đối tác mới phát triển trong năm 2019 còn thấp, ảnh hưởng phần nào biên lợi nhuận gộp mảng may của TCM nửa đầu năm 2019.

Một số đơn vị dệt may đã thay đổi cơ cấu danh mục sản phẩm xuất bán, dẫn đến biên lãi gộp cũng giảm mạnh theo như GIL, MPT, TET, KMR, TDT.

Mặc dù vậy, vẫn còn có hai ông lớn là Garmex Sài Gòn (HOSE: GMC) và Sợi Thế Kỷ (HOSE: STK) có biên lãi gộp tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, biên lãi gộp của GMC trong 6 tháng đầu 2019 đạt gần 18.2%, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. Biên lãi gộp của STK cũng tăng 20% so với cùng kỳ 2018, đạt 16.3% trong nửa đầu năm 2019.

Kết quả kinh doanh phân hóa, giá cổ phiếu phần lớn giảm

Trong bức tranh kinh doanh nửa đầu 2019 của 15 doanh nghiệp dệt may trên sàn, có 7 đơn vị báo lãi tăng trưởng gồm MSH, TDT, TNG, STK, KMR, GMC và TVT. Trong đó, May Sông Hồng (HOSE: MSH) là cái tên nổi bật nhất với sự ghi nhận hơn 2,164 tỷ đồng doanh thu và hơn 219 tỷ đồng lãi ròng trong nửa đầu năm 2019, tăng lần lượt 24% và 52% so với cùng kỳ năm trước. MSH cho biết, kết quả này đạt được nhờ đẩy mạnh mảng FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm).

Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may niêm yết
Đvt: Tỷ đồng

Nửa đầu năm 2019, Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) cũng ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể trong doanh thu và lãi ròng, lần lượt đạt 2,041 tỷ đồng và hơn 93 tỷ đồng, tăng lần lượt 37% và 39% so với cùng kỳ 2018. Điều này nhờ vào việc TNG đã có sự phân hóa khách hàng, tập trung vào các khách hàng lớn có thương hiệu và uy tín.

Tác động tiêu cực từ cuộc thương chiến Mỹ - Trung đã khiến doanh thu thuần của Sợi thế kỷ (HOSE: STK) sụt giảm gần 8% so với cùng kỳ năm trước, ghi nhận hơn 1,099 tỷ đồng doanh thu thuần trong nửa đầu 2019. Trước tình hình đó, sự tiết giảm chi phí (chi phí tài chính, chi phí quản lý và chi phí doanh nghiệp) cùng với sự đóng góp doanh thu từ sản phẩm mới là hàng tái chế đã giúp STK cải thiện biên lãi gộp, qua đó giúp lãi ròng đạt 110 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù vậy, trong 7 đơn vị kể trên thì chỉ có 4 đơn vị có giá cổ phiếu tăng trưởng kể từ đầu năm 2019, tăng mạnh nhất là STK (53%), tiếp đến là MSH (gần 47%), TNG (gần 34%) và TVT (gần 15%).

Ở chiều ngược lại, ngành dệt nửa đầu năm 2019 có 7 doanh nghiệp giảm lãi và 1 còn chịu lỗ mà nguyên nhân xuất phát từ tác động tiêu cực từ thương chiến Mỹ - Trung.

Trong nửa đầu năm 2019, FTM báo lỗ hơn 31 tỷ đồng. Cuộc thương chiến đã khiến sản lượng xuất khẩu quý của FTM trong quý 2/2019 chỉ còn hơn 2,800 tấn, giảm 27% so với cùng kỳ năm trước, qua đó dẫn tới việc sụt giảm mạnh doanh thu so với cùng kỳ 2018.

Công ty cho biết thêm, không chỉ sản lượng xuất khẩu giảm mà giá bán sợi còn giảm mạnh trong kỳ. Nếu như quý 2/2018 giá bán sợi luôn duy trì ổn định ở mức 3.02-3.2 USD/kg thì trong quý 2/2019 đơn giá ghi nhận cao nhất cũng chỉ đạt 2.85 USD/kg và giảm dần xuống 2.58 USD/kg. Tổng kết quý 2/2019, FTM báo lỗ hơn 17 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế từ đầu năm 2019 lên 31 tỷ đồng.

Damsan (HOSE: ADS) và Everpia (HOSE: EVE) ghi nhận sự sụt giảm mạnh về lãi ròng trong nửa đầu năm 2019, lần lượt giảm 90%, 69% so với cùng kỳ 2018.

Kinh doanh sụt giảm, giá cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp dệt may cũng giảm đáng kể. Đối với FTM, sau kết quả thua lỗ được công bố, giá cổ phiếu giảm sàn liên tục (tính đến 26/08/2019 đã sàn 8 phiên) và xóa tan thành quả tăng gần 35% trong nửa đầu năm.

Trong 8 tháng đầu năm, MPT là cổ phiếu dệt may niêm yết giảm giá mạnh nhất, mất hơn 54%, từ 4,400 đồng/cp hồi đầu năm xuống còn 2,000 đồng/cp (tính đến 27/08/2019). Sau MPT là cổ phiếu GIL của Gilimex với mức giảm hơn 20%, EVE và KMR giảm hơn 18%.

Biến động cổ phiếu EVE, GIL, MPT và FTM trong 1 năm qua

Chặng đường về đích còn xa?

Nửa đầu năm 2019, trong tổng số 15 doanh nghiệp dệt may niêm yết, chưa có doanh nghiệp nào cán đích lợi nhuận.

Kết quả thực hiện kế hoạch các doanh nghiệp dệt may nửa đầu 2019
Đvt: Tỷ đồng

Trong đó, chỉ có 5 doanh nghiệp thực hiện được hơn 50% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Nổi bật nhất là GMC, với hơn 829 tỷ đồng doanh thu và hơn 66 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, GMC thực hiện lần lượt 44% và 85% kế hoạch doanh thu, lợi nhuận cả năm 2019.

GIL cũng ấn tượng không kém khi thực hiện được gần 74% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2019, tương ứng ghi nhận hơn 62 tỷ đồng lãi sau thuế. Trong 6 tháng đầu 2019, GIL ghi nhận hơn 1,087 tỷ đồng doanh thu, tương ứng thực hiện 57% kế hoạch của cả năm.

TVT; MSH; STK theo đó cũng thực hiện được trên 50% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2019.

Ở một sắc thái khác của bức tranh, có tới 9 doanh nghiệp chưa đi được nửa chặng đường lợi nhuận trong cả năm 2019. Đặc biệt với FTM, liệu kế hoạch lãi sau thuế 220 tỷ đồng có khả thi khi tổng kết 6 tháng đầu năm 2019, FTM đang lỗ hơn 31 tỷ đồng?

Dung Vũ

Fili

Các tin tức khác

>   DTD: Giải trình chênh lệch lợi nhuận báo cáo tài chính soát xét 2019 (30/08/2019)

>   DZM: Giải trình báo cáo tài chính bán niên 2019. (30/08/2019)

>   TMT: Giải trình chênh lệch KQKD bán niên năm 2019 kiểm toán so với BCTC quý 2/2019 (30/08/2019)

>   DNA: Nghị quyết Hội đồng quản trị (30/08/2019)

>   HHV: Quyết định của Hội đồng quản trị về việc vay vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh daonh năm 2019-2020 tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng (30/08/2019)

>   BDC: Nghị quyết Hội đồng quản trị (30/08/2019)

>   DTK: Giải trình số liệu BCTC Quý II năm 2019 sau soát xét (30/08/2019)

>   EPC: Báo cáo vốn chủ sở hữu đã được kiểm toán giai đoạn 01/01/2017 đến ngày 19/11/2018 (30/08/2019)

>   FIC: Giải trình Kết quả kinh doanh Báo cáo tài chính bán niên 2019 (30/08/2019)

>   AFX: Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (30/08/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật