Thứ Hai, 12/08/2019 10:38

Đề xuất cho phép lấy ý kiến cư dân chung cư bằng văn bản

Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư về Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư để sửa đổi bổ sung một số quy định, trong đó cho phép lấy ý kiến cư dân bằng văn bản.

Đề xuất cho phép lấy ý kiến cư dân chung cư bằng văn bản
Dự thảo Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư có nhiều điểm sửa đổi bổ sung so với quy định hiện hành. Ảnh Lê Quân

Dự thảo Thông tư Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư (dự thảo) đang lấy ý kiến có nhiều điểm bổ sung, thay thế. Trong đó, các nhà chung cư được áp dụng quy chế này là chung cư thương mại, chung cư xã hội, chung cư tái định cư, chung cư cũ và chung cư công vụ.

Dự thảo đề xuất hội nghị nhà chung cư lần đầu phải được tổ chức trong 12 tháng kể từ ngày đưa vào sử dụng, có tối thiểu 50% căn hộ đã được bàn giao. Điểm này thay đổi so với quy định hiện hành là phải có trên 75% số căn hộ được bàn giao tham dự.

Dự thảo cho phép lấy ý kiến cư dân bằng văn bản nhưng phải có chữ ký của người được lấy ý kiến. Khuyến khích áp dụng công nghệ thông tin trong việc lấy ý kiến người không tham dự hội nghị nhà chung cư.

Trong 7 ngày, kể từ ngày tổ chức cuộc họp theo quy định mà không đủ 50% đại diện chủ nhà họp hoặc cho ý kiến bằng văn bản thì chủ đầu tư hoặc đại diện chủ sở hữu đề nghị UBND cấp phường tổ chức hội nghị nhà chung cư.

Dự thảo Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư quy định, việc công nhận ban quản trị nhà chung cư có thể do cấp phường ra quyết định nếu được UBND cấp quận ủy quyền. Đây là điểm mới so với quy định hiện hành là chỉ UBND cấp quận, huyện mới được công nhận ban quản trị nhà chung cư.

Dự thảo cũng quy định thù lao của thành viên ban quản trị nhà chung cư do các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư đóng góp. Cụ thể, “hội nghị nhà chung cư có thể tham khảo mức lương tối thiểu vùng theo quy định của nhà nước để xem xét, quyết định về mức thù lao tương xứng với trách nhiệm, nghĩa vụ của các thành viên ban quản trị trên cơ sở điều kiện cụ thể của từng tòa nhà, cụm nhà chung cư và từng địa phương, trừ trường hợp thành viên ban quản trị từ chối nhận thù lao”, dự thảo nêu.

Dự thảo quy định tòa nhà 1 khối thì tối thiểu có 3 thành viên ban quản trị, tòa nhà có nhiều khối nhà chung đế thì mỗi khối có tối thiểu 1 thành viên, cụm nhà chung cư thì tối thiểu có 6 thành viên. Ban quản trị gồm 1 trưởng ban, một số phó ban và các thành viên khác do hội nghị nhà chung cư quyết định. Theo quy định hiện hành, chỉ có 1 hoặc 2 phó ban.

Dự thảo cũng đưa ra nội dung quy định về “chủ tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì của nhà chung cư từ 3 đến 5 thành viên đứng đồng chủ tài khoản trong đó có ít nhất 1 đại diện của chủ sở hữu khu căn hộ, 1 đại diện chủ sở hữu diện tích khác (nếu có), 1 đại diện chủ đầu tư (nếu có) và một số thành viên khác do hội nghị nhà chung cư quyết định. Kỳ hạn gửi tiền và việc đứng tên đồng chủ tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì quy định tại khoản này được quy định trong quy chế thu, chi tài chính của ban quản trị nhà chung cư do hội nghị nhà chung cư thông qua”.

Lê Quân

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Cần "án lệ" cho đa cấp bất động sản (11/08/2019)

>   Hà Tĩnh: Xã cấp đất trái thẩm quyền, 17 năm dân vô vọng chờ "sổ đỏ" (10/08/2019)

>   Giá nhà cao cấp tại các thành phố thế giới giảm tốc (09/08/2019)

>   Vốn đổ mạnh vào bất động sản đẩy nhu cầu nhân sự tăng cao (09/08/2019)

>   Bao nhiêu vốn nhàn rỗi bị chôn vào đất nền? (08/08/2019)

>   Lại rộ phân lô, bán nền kiểu "lúa non" (06/08/2019)

>   Điểm sáng tín dụng vào bất động sản (05/08/2019)

>   TP.HCM ban hành quyết định về hệ số điều chỉnh giá đất (02/08/2019)

>   TP.HCM ban hành quyết định về hệ số điều chỉnh giá đất (02/08/2019)

>   Bất động sản công nghiệp phía Nam: Sức bật của Đồng Nai và Long An (02/08/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật