Thứ Hai, 26/08/2019 15:58

Chính sách hay nhưng không được hưởng

Nguồn nguyên liệu của ngành chế biến thủy sản đang cạn kiệt do biển bị khai thác tận diệt trong suốt thời gian dài.

Chính sách hay nhưng không được hưởng - Ảnh 1.
Chế biến thủy sản tại một doanh nghiệp ở Bà Rịa - Vũng Tàu - Ảnh: Đ.HÀ

Gần đây nguồn nguyên liệu đầu vào trong nước giảm cả về số lượng và chất lượng. Đến nay, để đảm bảo xuất khẩu khoảng 40 triệu USD/năm, việc làm cho khoảng 1.000 công nhân, chúng tôi phải nhập 30% nguyên liệu đầu vào từ các nước khác. Giá nhập khẩu cao hơn giá trong nước nên giá thành bị đội lên.

Ngành chế biến thủy sản VN lại đang bị Ủy ban châu Âu rút thẻ vàng cảnh báo. Trong tương lai, một số nước khác như Mỹ và Nhật Bản có thể sẽ theo cách làm của châu Âu để chống đánh bắt bất hợp pháp.

Tuy vậy, đối với chính sách trong nước, chúng tôi cũng gặp khó khăn không kém. Trước hết là chuyện áp dụng thuế. Theo quy định, tất cả sản phẩm hải sản được gọi là chế biến được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 3%, còn 17%. Nhưng ra ngành thuế thì họ đòi hỏi phải là "chế biến sâu"- tức là phải ăn được liền, bán trực tiếp ra siêu thị. Trong khi ngành thủy sản quy định mổ xẻ, cấp đông là "chế biến". Chính sách giảm thuế ba năm rồi nhưng chúng tôi không được hưởng. Hỏi thì Bộ NN&PTNT nói được hưởng.

Việc này là do các ngành không chịu ngồi lại với nhau để thống nhất. Chính sách đặt ra nhưng các ngành mâu thuẫn với nhau, có ngành áp dụng máy móc và doanh nghiệp (DN) phải chịu thiệt. Rõ ràng, câu chuyện ở đây đúng là có chính sách, có cơ chế nhưng DN chỉ được đứng nhìn.

Chính sách hay nhưng không được hưởng - Ảnh 2.
Các công nhân một doanh nghiệp thực hiện công đoạn philê cá tra để xuất khẩu - Ảnh: BỬU ĐẤU

Tôi cũng muốn có ý kiến về một số chính sách mà thực tế cho thấy cần nghiên cứu, thay đổi, vì nó ảnh hưởng rất lớn đến các DN. Việc tăng lương, tăng bảo hiểm xã hội chúng tôi tán thành. Nhưng tăng kinh phí công đoàn lên 2% tổng quỹ lương với những DN sử dụng lao động nhiều như chúng tôi là số tiền rất lớn. Hiện tổng quỹ lương của DN chúng tôi là 130 tỉ đồng, kinh phí công đoàn phải đóng là 3 tỉ đồng, trong khi mỗi năm DN chúng tôi chỉ lãi từ 12-13 tỉ.

Trong khi DN sử dụng nhiều lao động, bộ máy công đoàn vẫn như thế. Tôi đề nghị công đoàn cần tới đâu thì sử dụng tới đó, không cần phải bắt buộc 2% vì kinh phí công đoàn nếu thừa sẽ không được xài.

Một số chính sách với ngư dân tôi cũng cho rằng còn máy móc. Như cấm tàu dưới 18m không được ra vùng khơi mà phải đánh gần bờ. Bên Nhật đánh cá ngừ chỉ bằng tàu nhỏ, với bốn, năm người. Họ đánh bắt miễn an toàn là được, tại sao ràng buộc máy móc như vậy...

Ông TRẦN VĂN DŨNG - ĐÔNG HÀ ghi

Tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Điện lực TP HCM ngầm hóa lưới điện và dây thông tin (26/08/2019)

>   Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Gặp khó khăn kép (26/08/2019)

>   Đông nghịt trên trời, kẹt cứng dưới đất (26/08/2019)

>   Ì ạch giải ngân dù tiền có sẵn (26/08/2019)

>   'Đãi' khối ngoại, thiệt khối nội (26/08/2019)

>   Taxi Hà Nội sẽ "khoác" cùng màu sơn từ năm 2026? (25/08/2019)

>   Chậm thay đổi, ngành hồ tiêu sẽ... tiêu (25/08/2019)

>   Thương chiến Trung - Mỹ leo thang: Để giảm bớt những hệ lụy (25/08/2019)

>   Quảng Ninh muốn dùng casino làm "mồi nhử" phát triển Vân Đồn? (24/08/2019)

>   Thu hút FDI: “Chúng ta phải đứng lên và suy nghĩ theo cách của mình” (24/08/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật