Thứ Ba, 09/07/2019 15:11

Vừa chuyển 555.000 tỷ, Bộ Công Thương chuyển tiếp 12 đại dự án thua lỗ về “siêu ủy ban”

Ngày 9/7, Bộ Công Thương phát đi thông tin đã hoàn tất bàn giao nhiệm vụ Thường trực Ban Chỉ đạo và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo của Chính phủ xử lý 12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả từ Bộ Công Thương sang Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Vừa chuyển 555.000 tỷ, Bộ Công Thương chuyển tiếp 12 đại dự án thua lỗ về “siêu uỷ ban”
12 dự án thua lỗ ngành Công Thương "đổi chủ"

Trước đó, ngày 30/5/2-019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 650/QĐ-TTg về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương. Theo đó, bổ sung Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vào Ban Chỉ đạo, giữ vị trí Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo thay Bộ trưởng Bộ Công Thương làm Phó trưởng ban Chỉ đạo; Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo đặt tại Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thay cho nhiệm vụ này trước đây của Bộ Công Thương.

"Đây là bước kiện toàn nhằm tạo sự thống nhất và hiệu quả trong việc phối hợp giữa các Bộ ngành, cơ quan liên quan để tiếp tục triển khai thực hiện các phương án xử lý các dự án thua lỗ theo Đề án chung của Chính phủ trong bối cảnh Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã được thành lập và đi vào hoạt động theo Nghị định số 131/2018/NĐ-CP của Chính phủ", Bộ Công Thương cho hay. 

Triển khai thực hiện Quyết định nêu trên của Thủ tướng Chính phủ, ngày 9/7, Bộ Công Thương và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã tổ chức buổi họp bàn giao nhiệm vụ Thường trực Ban Chỉ đạo và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo của Chính phủ xử lý 12 dự án yếu kém thuộc ngành Công Thương.

Như vậy, việc bàn giao vai trò Thường trực Ban Chỉ đạo và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo của Chính phủ xử lý 12 dự án yếu kém thuộc ngành Công Thương theo quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ sẽ tạo điều kiện để Ủy ban Quản lý vốn thực hiện tốt quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với các Tập đoàn/Tổng công ty đã được chuyển giao từ Bộ Công Thương sang Ủy ban Quản lý vốn, đồng thời tạo thuận lợi trong phối hợp giữa Ủy ban với Bộ Công Thương và các Bộ ngành trong việc tiếp tục xử lý các dự án này.

Bộ Công Thương và Ủy ban Quản lý vốn cũng đã trao đổi các vấn đề liên quan tới tình hình xử lý các dự án và những nhiệm vụ trọng tâm cần phối hợp xử lý trong thời gian tới theo chỉ đạo chung của Ban Chỉ đạo. 

Với nhiệm vụ được giao theo chức năng nhiệm vụ và theo phân công trong Ban Chỉ đạo của Chính phủ, hai Cơ quan cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ để thúc đẩy quá trình xử lý dứt điểm các dự án bảo đảm theo đúng lộ trình và phương án xử lý đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương), 12 đại dự án thua lỗ ngành công thương. Cụ thể, sau hơn 2 năm triển khai xử lý 12 dự án thua lỗ thuộc ngành Công Thương, tình hình ở các dự án được đánh giá có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng khó khăn vướng mắc còn lại cũng rất lớn.

Tới nay, trong số 6 nhà máy trước đây có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thua lỗ thì đến năm 2018 đã có 2 nhà máy hoạt động kinh doanh bước đầu có lãi, một nhà máy đang được xem xét để đưa ra khỏi danh sách các dự án, doanh nghiệp thua lỗ là Dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP 1 - Hải Phòng; 4 dự án còn lại tiếp tục hoạt động và tiếp tục giảm dần lỗ.

Trong số 3 dự án trước đây bị dừng sản xuất kinh doanh, đến nay đã có 2 dự án vận hành sản xuất trở lại và 1 dự án đã hoàn tất công tác chuẩn bị để khởi động lại nhà máy. Một số vấn đề phức tạp, khó giải quyết về pháp lý ở các dự án cũng được tập trung xử lý có hiệu quả như ở Dự án Nhà máy thép Việt Trung, Dự án nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ...6 tập đoàn, tổng công ty chính thức được Bộ Công Thương bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Cuối năm 2018, 6 tập đoàn, tổng công ty được Bộ Công Thương bàn giao về Ủy ban là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.

Đây đều là các doanh nghiệp lớn có ảnh hưởng đến nền kinh tế, đóng góp quan trọng vào cụng cầu, cân đối vĩ mô, ngân sách Nhà nước. Phần vốn nắm giữ lên tới 555.000 tỷ đồng, chiếm 1/2 tổng vốn Nhà nước mà Ủy ban quản lý vốn nắm giữ trên tổng số 19 doanh nghiệp chuyển về. Việc bàn giao đảm bảo đúng tiến độ 45 ngày kể từ khi Nghị định 31 có hiệu lực.

Bạch Huệ

VnEconomy

Các tin tức khác

>   Giám sát đặc biệt các mặt hàng nguy cơ bị trừng phạt thương mại (09/07/2019)

>   Bùng nổ dự án điện mặt trời (08/07/2019)

>   Quảng Ngãi đề xuất thu phí du khách tham quan đảo Lý Sơn (09/07/2019)

>   Tổng cục Đường bộ ra 'tối hậu thư' sẽ tạm dừng thu phí từ 18h ngày 10-7 với 4 dự án BOT (09/07/2019)

>   Xuất khẩu rau quả đầu năm tăng nhẹ (09/07/2019)

>   Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Lo ôm nợ ngàn tỉ (09/07/2019)

>   Vì sao nguyên Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh bị đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật? (09/07/2019)

>   Nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc, Trung Quốc dự thầu cao tốc Bắc Nam (09/07/2019)

>   Hai trạm BOT của Đức Long Gia Lai 'thoát' lệnh tạm dừng thu phí (08/07/2019)

>   Bắt nguyên Chủ tịch Tổng công ty SAGRI Vân Trọng Dũng và nữ thuộc cấp (08/07/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật