Thứ Năm, 11/07/2019 15:34

Nối gót HVG, AGF bất ngờ báo lỗ trăm tỷ sau soát xét

Báo cáo tài chính soát xét 6 tháng (niên độ 2018-2019) của CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (HOSE: AGF) vừa được công bố với điều bất ngờ là lợi nhuận sau thuế chuyển từ lãi 1.69 tỷ đồng sang lỗ hơn 120 tỷ đồng.

* Hùng Vương lại báo lỗ nặng sau soát xét, khoản vay 600 tỷ quá hạn thanh toán tại VCB

* Chuyển lãi thành lỗ trăm tỷ sau soát xét, AGF liệu có phải “hố đen” của HVG?

Dự phòng phải thu đột biến khiến AGF chuyển từ lãi sang lỗ sau soát xét

Theo báo cáo tài chính soát xét 6 tháng (niên độ 01/10/2018-30/09/2019), doanh thu thuần của AGF ở mức 445.5 tỷ đồng (khớp với trước soát xét), ghi nhận giảm 45% so cùng kỳ. Đáng chú ý, doanh thu xuất khẩu cá trong kỳ của AGF giảm đột ngột từ 544 tỷ của cùng kỳ xuống còn 195 tỷ đồng. Dù vậy, kỳ này AGF vẫn có lãi gộp gần 51 tỷ đồng trong khi cùng kỳ âm 81 tỷ đồng.

Các chỉ tiêu khác hầu hết đều tương đương trước soát xét, riêng chỉ tiêu chi phí quản lý doanh nghiệp đột biến từ hơn 8 tỷ đồng lên 122 tỷ đồng (gấp gần 13 lần cùng kỳ) do phát sinh dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi hơn 115 tỷ đồng.

Cộng thêm lỗ từ hoạt động khác tăng từ 1.77 tỷ đồng lên 3.5 tỷ đồng sau soát xét. Do đó, AGF báo lỗ ròng hơn 120 tỷ đồng, trong khi trước soát xét có lãi 1.69 tỷ đồng (cao hơn mức lỗ 165 tỷ đồng của cùng kỳ 2018).

Chính khoản lỗ kỳ này đã nâng lỗ lũy kế tại thời điểm 31/03/2019 của AGF lên gần 391 tỷ đồng. "Các điều kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Công ty" - đơn vị kiểm toán nhấn mạnh.

Mặc dù AGF chỉ có vốn điều lệ 281 tỷ đồng trong khi lỗ lũy kế tới 391 tỷ đồng nhưng vẫn chưa "ngốn" hết vốn chủ sở hữu do Công ty có thặng dư vốn khá lớn tới 411 tỷ đồng nên vẫn còn sức "chịu đựng".

Ngoài ra, tại thời điểm 31/03/2019, tài sản ngắn hạn của AGF giảm mạnh từ 899 tỷ đồng xuống còn 636.5 tỷ đồng, tức giảm 29%. Nguyên nhân chủ yếu do trong kỳ, AGF phát sinh khoản phải thu cho vay ngắn hạn tới 175 tỷ đồng từ CTCP Nông thủy sản Việt Phú (100 tỷ đồng) và Công ty TNHH MTV Thủy sản Hưng Thành (75 tỷ đồng) - đây là khoản cho vay ngắn hạn tín chấp không lãi suất với ngày đáo hạn là 30/04/2019.

AGF cũng tăng dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi lên 280 tỷ đồng (đầu kỳ 165 tỷ đồng) cho tổng khoản giá trị đầu tư gần 483 tỷ đồng.

Hàng tồn kho của AGF vẫn ở mức 132 tỷ đồng. Vay ngắn hạn 521 tỷ đồng và dài hạn là 12 tỷ đồng.

Trước đó, tại BCTC hợp nhất soát xét bán niên 2019 (niên độ 01/10/2018-30/09/2019), CTCP Hùng Vương (HOSE: HVG) cũng báo lỗ gần 112 tỷ đồng, trong khi báo cáo tự lập ghi nhận lãi gần 25 tỷ đồng. Hiện HVG đang nắm giữ gần 22.4 triệu cp AGF, chiếm tỷ lệ sở hữu 79.58%.

SCIC đề nghị xử lý tổ chức, cá nhân liên quan đến kết quả kinh doanh thua lỗ

Hồi tháng 2/2018, ĐHĐCĐ thường niên 2019 của AGF đã thông qua kế hoạch niên độ 2018-2019 với doanh thu 1,500 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 30 tỷ đồng. Trong khi niên độ 2017-2018, doanh thu của AGF đạt mức 1,285 tỷ đồng song vẫn lỗ ròng 178 tỷ đồng.

Kế hoạch niên độ 2018-2019 của AGF

Nói về niên độ 2017-2018, HĐQT AGF cho biết, các ngân hàng siết chặt nguồn vốn vay dẫn đến Công ty thiếu nguồn vốn cho sản xuất, các vùng nuôi thiếu thức ăn nên thiếu sản lượng cung cấp cho các nhà máy (tạm ngưng 2 nhà máy chế biến), lỡ mất thời cơ kinh doanh khi giá xuất khẩu trên thị trường tăng cao.

Công ty không đủ nguyên liệu sản xuất để cung cấp cho khách hàng truyền thống tại thị trường EU, trong khi thị trường Trung Quốc và các nước châu Á có mức tăng trưởng khá song chất lượng không cao, giá xuất khẩu thấp, không bù đắp được cho thị trường EU.

Theo đó, sản lượng xuất khẩu của AGF ở mức 13,834 tấn, đạt kim ngạch 32.4 triệu USD. Cơ cấu hàng xuất khẩu có sự thay đổi do không xuất được sang Hoa Kỳ, thị trường Tây Âu bị thu hẹp. Do đó, châu Á là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Công ty (chiếm 54.5%), kế đến là Tây Âu (13.8%), Úc (13.2%), Trung Đông (9%), Nam Mỹ (7.3%), Đông Âu và Nga (1.8%).

Đáng nói, tại Đại hội này, đại diện SCIC đã không thông qua báo cáo của HĐQT, ban điều hành và ban kiểm soát. Đồng thời, SCIC đề nghị xác định trách nhiệm cụ thể và biện pháp xử lý đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến kết quả kinh doanh thua lỗ.

Minh An

Fili

Tài liệu đính kèm:
20190710_20190710 - AGF - BCTC SX ban nien nien do 01.10.18-30.09.19.pdf
Các tin tức khác

>   NKG: Báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu của tổ chức có liên quan đến người nội bộ Công ty TNHH TM DV Đầu tư P&Q (10/07/2019)

>   CRC: Nghị quyết HĐQT về việc đầu tư mua cổ phần CTCP Viễn thông TELVINA Việt Nam (10/07/2019)

>   VJC: Nghị quyết HĐQT về việc mua cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ (10/07/2019)

>   TSC: Thông báo ký kết hợp đồng kiểm toán BCTC 2019 (10/07/2019)

>   TDG: Báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2019 (10/07/2019)

>   DAH: Nghị quyết HĐQT về việc lựa chọn đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính năm 2019 (10/07/2019)

>   CRC: Nghị quyết HĐQT về việc góp vốn thành lập Công ty Cổ phần Công nghệ CRC (10/07/2019)

>   HQC: Nghị quyết HĐQT về việc bổ nhiệm người phụ trách quản trị công ty (10/07/2019)

>   FCN: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng chi trả cổ tức năm 2018 bằng tiền (10/07/2019)

>   HUB: Quyết định của HĐQT về việc chọn đơn vị kiểm toán BCTC năm 2019 (10/07/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật