Thứ Sáu, 26/07/2019 20:00

Đâu là kỹ năng cần nhất trong tương lai?

Trong tương lai, cơ hội nghề nghiệp sẽ thuộc về những người sở hữu các kỹ năng cảm xúc và xã hội. Dưới đây là lý do tại sao.

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) có thể chẩn đoán tình trạng của bệnh nhân với độ chính xác cao hơn con người, vậy ai sẽ trở thành bác sĩ?

Đây là câu hỏi mà tôi đã đưa ra cho khán giả khi họ hỏi: "Thế hệ Gen-Z (những người sinh từ năm 1996 trở đi) sẽ cần những kỹ năng gì cho tương lai?"

Với viễn cảnh thế giới sau này sẽ phụ thuộc nhiều vào AI, nơi phần lớn việc nặng nhọc do công nghệ thực thi, khả năng của bác sĩ trong việc mang lại lòng trắc ẩn và sự đồng cảm cho bệnh nhân sẽ trở nên có giá trị hơn nhiều. Các kỹ năng chuyên môn của bác sĩ vẫn còn quan trọng, nhưng trí tuệ cảm xúc sẽ mang lại ý nghĩa mới.

Cuộc cách mạng công nghiệp đòi hỏi người lao động phải có sức khỏe. Sau đó, trong thời đại thông tin thì năng lực tinh thần lên ngôi thay cho sức mạnh, điều này giải thích cho sự gia tăng của lực lượng "công nhân tri thức". Còn trong tương lai, người lao động đòi hỏi phải có được sự thông minh về mặt cảm xúc.

Trí thông minh cảm xúc là khả năng nhận thức, kiểm soát và thể hiện cảm xúc của một người, xử lý các mối quan hệ giữa người với người một cách thận trọng và đồng cảm.

Khi thế giới tràn đầy yếu tố công nghệ và AI, các kỹ năng của con người như lòng trắc ẩn, sự đồng cảm,… sẽ xác định lợi thế cạnh tranh của người lao động và toàn bộ tổ chức. Vì vậy, những ai quan tâm đến việc làm thế nào để phát triển mạnh mẽ trong một thế giới công nghệ cao phải đặt ưu tiên đổi mới vào trí tuệ cảm xúc và kỹ năng mềm.

Kỹ năng mềm đại diện cho 3 kỹ năng mà những người xin việc hay thiếu sót nhiều nhất, theo Hiệp hội Quản lý Nguồn nhân lực (SHRM).

6 kỹ năng mà ứng viên thường thiếu sót là:

  1. Khả năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, đổi mới và sáng tạo (37%)
  2. Khả năng đối phó với sự phức tạp và mơ hồ (32%)
  3. Khả năng giao tiếp (31%)
  4. Kỹ năng thương mại (mộc, hệ thống thoát nước, hàn, gia công, v.v…) (31%)
  5. Phân tích dữ liệu/khoa học dữ liệu (20%)
  6. Khoa học/kỹ thuật/y tế (18%)

Tầm quan trọng của việc phát triển và áp dụng các kỹ năng xã hội và cảm xúc đang tăng lên. Kỹ năng mềm có thể nói lên thành tích học thuật của một sinh viên nhiều hơn bối cảnh gia đình và điểm số, và 30-40% công việc trong các ngành đang phát triển đòi hỏi phải có kỹ năng mềm. Ngoài ra, 57% nhà lãnh đạo đều cho rằng kỹ năng mềm quan trọng hơn kỹ năng cứng.

Một bài báo gần đây của tờ Wall Street Journal,  “Wanted: Employees Who Can Shake Hands, Make Small Talk” (Tạm dịch: “Muốn có những nhân viên có thể bắt tay và nói chuyện phiếm"), đã giải thích tầm quan trọng của các kỹ năng xã hội và cảm xúc theo cách sau:

"Những công việc mới - nghĩa là những công việc còn tồn tại trong xu hướng tự động hóa - đòi hỏi nhiều kỹ năng xã hội hơn so với các công việc sản xuất và gia công từng chiếm chủ đạo trong nền kinh tế. Robot vẫn không thể thân thiện, nói chuyện phiếm và xoa dịu những khách hàng bất mãn, điều đó mang lại cơ hội cho con người. Hóa ra, sự thật là có nhiều người không giỏi lắm trong việc này. Bank of America đã phát triển một chương trình đào tạo quốc gia để giúp nhân viên thể hiện sự đồng cảm. Giao dịch viên không còn phải chuyển tiền lương hoặc xử lý phiếu rút tiền nữa, vì sự phổ biến của ngân hàng trực tuyến".

Nhà tuyển dụng không còn tìm kiếm những ứng viên với kiến ​​thức và kỹ năng kỹ thuật lành nghề như họ từng làm trong quá khứ. Trên thực tế, 90% nhà tuyển dụng nói rằng họ sẵn sàng chấp nhận các ứng viên phi truyền thống không có bằng đại học 4 năm. Và họ trở nên cởi mở hơn trong việc tuyển dụng các ứng viên chỉ có một vài chứng chỉ và bằng cấp nhất định.

Tại công ty IBM, có tới 1/3 nhân viên Mỹ thiếu tấm bằng 4 năm truyền thống. Và theo César A. Marrero, Giám đốc điều hành (CEO) của Xentient Technology, "Hiện tại, chúng tôi đang tìm thuê các sinh viên có bằng 2 năm nhiều hơn, vì họ có kiến ​​thức cơ bản mà chúng tôi cần và có thể mở rộng thêm các kỹ năng với chuyên ngành nội bộ do chúng tôi đào tạo".

Ngoài ra, 40% nhà tuyển dụng tin rằng trí tuệ nhân tạo sẽ giúp lấp đầy lỗ hổng kỹ năng.

Sự phổ biến của AI sẽ làm cho các kỹ năng xã hội và cảm xúc trở nên cần thiết và có giá trị hơn vì chúng là những kỹ năng mà robot không thể tự động hóa được. Trong một xã hội “sống nhanh” như hiện nay, các kỹ năng cứng dần ít có đất dụng võ, nhưng việc củng cố các kỹ năng xã hội và cảm xúc cho người lao động sẽ không bao giờ lỗi mốt, và lợi thế về kỹ năng mềm sẽ giúp bạn thay đổi công việc giữa các ngành nghề dễ dàng hơn.

Tuệ Nhiên (Theo Ryan Jenkins, CNBC)

fili

Các tin tức khác

>   Bánh trung thu xuất hiện sớm, nhiều mẫu mới (22/07/2019)

>   Trước 30 tuổi, chọn sổ tiết kiệm hay trải nghiệm? (22/07/2019)

>   Trả hết nợ trong một năm nhờ chỉ tiêu tiền mặt (19/07/2019)

>   Mỗi ngày người Việt mua hơn 8.300 xe máy (17/07/2019)

>   Quan niệm chi tiêu "không cần biết ngày mai" của giới trẻ Hàn Quốc (15/07/2019)

>   Doanh nghiệp tranh đua đưa thực phẩm tươi sống đến tận nhà (12/07/2019)

>   9 công việc không cần bằng cấp, thu nhập cao hơn bác sĩ (14/07/2019)

>   Cả nghìn người đổ lên rừng tìm đá quý ở Yên Bái (07/07/2019)

>   Việt Nam sẽ cấm đồ nhựa dùng 1 lần (05/07/2019)

>   Màn phô diễn sức mạnh 'có một không hai' trong lễ mừng quốc khánh Mỹ (05/07/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật